- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP
3.1.1. Phù hợp với thực tế, nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc
kinh tế- xã hội của đất nƣớc
Phù hợp với thực tế là một nguyên tắc quan trọng của việc xây dựng các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa nói riêng và xử lý vi phạm hành chính nói chung. Hiện nay đất nước ta đã bước vào một thời kì mới, thời kì của công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước, đang trên con đường xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế này đã mang lại nhiều tiềm năng mới cho sự phát triển của đất nước, đất nước ngày càng hội nhập tích cực vào cộng đồng quốc tế. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nhu cầu ngày càng mỗi nhiều hơn, trong đó phải nói đến sự gia tăng một cách đáng kể các loại phương tiện giao thông. Tuy nhiên, cùng với tác dụng tích cực và to lớn của nó, cơ chế thị trường đòi hỏi quản lý nhà nước phải ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực cũng đang ngày càng phát triển trong đời sống xã hội. Cơ chế mới đòi hỏi phải kịp thời xây dựng và hoàn thiện các công cụ pháp luật và những thiết chế mới thích hợp. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và xã hội theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, từng bước đưa đất nước hội nhập quốc tế. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường thủy nội địa của chúng ta dĩ nhiên cũng phải được xây dựng sao cho phù hợp với tình hình đó để tạo điều kiện cho các hoạt động của các cơ quan thẩm quyền và người dân thực hiện một cách hiệu quả nhất.