Xu hƣớng hội nhập quốc tế của Việt Nam về loại bỏ hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 72 - 76)

b. Một số quy định mới về phần các tội phạm

2.3.2.Xu hƣớng hội nhập quốc tế của Việt Nam về loại bỏ hình phạt tử hình

phạt tử hình

Cùng với xu thế giảm dần, tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, hệ thống thống PLHS Việt Nam cho đến nay đã giảm dần các tội có hình phạt tử hình và có những tội danh còn khung hình phạt là tử hình nhưng trên thực tế chưa xử tử hình đối với trường hợp nào như các tội xâm hại an ninh quốc gia. Điển hình, như tại Luật sửa đổi bổ sung BLHS năm 1999 được

Quốc hội đã thông qua ngày 19/06/2009 đã loại bỏ hình phạt tử hình đối với 08 tội danh trong BLHS năm 1999. Đặc biệt, thông qua Bảng 1.2 trên đây cũng cho thấy số vụ hành quyết được tổ chức tại Việt Nam cũng đã giảm rõ rệt khi năm 2007 số vụ được đưa ra hành quyết tới trên 25 vụ, nhưng tới năm 2011 vừa qua chỉ còn hơn 5 vụ. Mặc dù, những số liệu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo do đa số các nước, trong đó cả Việt Nam đều không công bố con số chính xác cho AI, nhưng với thống kê tham khảo nêu trên cũng cho chúng ta thấy được xu thế giảm dần việc thực thi hình phạt tử hình của Việt Nam.

Trên bình diện khu vực, trong số 11 nước Đông Nam Á, có ba nước đã bỏ hình phạt tử hình cho mọi loại tội phạm là Campuchia (1989), Đông Timor (1999), Philippines (1987, 2006) [67]; ba nước đã bỏ hình phạt trên thực tế là Brunei (1957), Lào (1989), Myanmar (1980) [68]; cùng với Việt Nam, bốn nước là Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan vẫn giữ hình phạt này. Riêng Philippines đã bỏ hình phạt tử hình lần đầu vào năm 1987, nhưng lại được khôi phục vào năm 1993, rồi bỏ lần hai vào năm 2006 (như đã nhắc đến ở trên). Sự trở lại của hình phạt tử hình vào thời kỳ cầm quyền của cựu tổng thống Fidel Valdez Ramos là do sự gia tăng tỷ lệ tội phạm [76].

Thực tế, Việt Nam đã từng được các nước trong Liên minh Châu Âu và Liên hợp quốc yêu cầu bãi bỏ hình phạt tử hình khi bàn về các vấn đề nhân quyền. Tại Báo cáo ngày 12/5/2009 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cho thấy Việt Nam đã bác các đề nghị về việc bãi bỏ hoặc hướng tới bãi bỏ hình phạt tử hình mà các nước Brazil, New Zealand, Phần Lan, Argentina đưa ra. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bác đề nghị của Thụy Sĩ về việc yêu cầu Việt Nam sửa luật về hình phạt tử hình theo tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam cũng đã bác đề nghị của Đức về việc công bố tất cả thông tin về việc áp dụng hình phạt tử hình [74]. Tuy nhiên, Việt Nam đã tỏ thái độ chấp nhận các đề nghị xem xét lại luật về hình phạt tử hình và giảm dần số tội danh được áp dụng

hình phạt. Điều này đã được Việt Nam đã tiếp thu và triển khai thông qua lần sửa đổi BLHS năm 1999, cụ thể Việt Nam đã giảm số cấu thành có khung hình phạt cao nhất là từ hình từ 29 xuống còn 22 cấu thành. Chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tử hình đã được Đảng chỉ đạo rõ ngay trong Nghị quyết 49/NQ-TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: "Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [16]. Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa thể xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt. Tuy nhiên, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành BLHS cũng đã thể hiện rõ quan điểm, chúng ta phải nghiên cứu xây dựng một lộ trình cụ thể để tiến tới không áp dụng và xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống PLHS, điều này cũng phù hợp với cam kết của Việt Nam khi Việt Nam là thành viên đã tham gia các Điều ước quốc tế như: (1) Tuyên ngôn toàn thế giới ngày 18/12/1946 của Liên hợp quốc "Về các quyền con người" (Điều 3); (2) Công ước quốc tế ngày 16/12/1966 "Về các quyền dân sự và chính trị" (Điều 6) - Việt Nam phê chuẩn tham gia năm 1982; (3) Nghị quyết "Về các biện pháp bảo vệ các quyền của những người bị kết án tử hình" năm 1984; (4) Nghị quyết số 1984/50 ngày 25/5/1984 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc "Về các bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người phải đối mặt với hình phạt tử hình" (gồm 9 điểm); (5) Những nguyên tắc "Về ngăn ngừa và điều tra hiệu quả các trường hợp thi hành tử hình không qua xét xử, tùy tiện và trái pháp luật" năm 1989; (6) Nghị định thư thứ 2 năm 1989 của Công ước đã nêu "Về việc xóa bỏ hình phạt tử hình" (gồm 11 điều); (7) Nghị quyết số 1989/64 ngày 24/5/1989 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc "Về việc thực hiện các bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người phải đối mặt với hình phạt tử hình" (gồm 7 điểm); (8) Nghị quyết số 1996/15 ngày 23/7/1996 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc "Về các bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người phải đối mặt với hình phạt tử hình" (gồm 7 điểm); (9) Nghị

quyết số 2005/59 ngày 20/4/2005 của Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc "Về vấn đề hình phạt tử hình" (gồm 12 điểm); v.v...

Như vậy, việc giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình nói chung và đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ nói riêng là một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược trong thời đại ngày nay. Điều đó không chỉ phù hợp với nguyên tắc nhận đạo của PLHS Việt Nam, những chuẩn mực của PLHS thế giới mà còn là yêu cầu của công tác đấu tranh phòng và chống các loại tội phạm này. Vấn đề là chúng ta sẽ phải có những giải pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình, nhằm phát huy tối đa được hiệu quả của hình phạt, tăng cường được hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm này.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ (Trang 72 - 76)