CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƢỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 45 - 47)

CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƢỚC NGOÀI

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam ngày càng chú trọng công tác hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp. Việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam các nước là một trong các nội dung của chương trình hợp tác trên.

Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một trong các hoạt động tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhận thức rõ được mục đích, vai trò, ý nghĩa của hoạt động trên Nhà nước ta đã tiến đàm phán, ký kết nhiều hiệp định tương trợ tư pháp. Một phần nội dung của các hiệp định đều quy định về phạm vi, điều kiện, thủ tục của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án hai nước.

Tính từ thời điểm năm 1980 của thế kỷ XX cho đến nay, Việt Nam đã ký kết được trên 30 hiệp định song phương về tương trợ tư pháp và pháp lý với các nước, trong đó có 18 hiệp định về dân sự và thương mại, cụ thể:

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Đức ký ngày 15/12/1980;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ký ngày 10/12/1981;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc ký ngày 12/10/1982;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cu Ba ký ngày 30/11/1984;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Hunggary ký ngày 18/01/1985;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Bungary ký ngày 03/10/1986;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ba Lan ký ngày 22/3/1993;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 06/7/1988;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Nga ký ngày 25/8/1998;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 19/10/1998;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa Pháp ký ngày 24/02/1999;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa Ucraina ký ngày 06/4/2000;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa Mông Cổ ký ngày 17/4/2000;

- Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ký ngày 04/5/2002;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng và hòa Belarus ký ngày 14/9/2000;

- Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Angiêri ngày 14/4/2010;

- Thỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam ký ngày 12/4/2010;

- Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và với Cộng hòa Kazakhtan ký ngày 31/10/2011.

Ngoài ra Việt Nam cũng tiến hành ký các nghị định thư bổ sung các hiệp định trên như: Nghị định thư bổ sung Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Nhìn chung, các hiệp định trên đều có một phần nội dung quy định về phạm vi, điều kiện, thủ tục, lệ phí việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án hai nước, việc chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài để đảm bảo thi hành quyết định, cụ thể:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)