Bên nhượng quyền

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 49 - 51)

Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại là các bên tham gia hợp đồng, gồm bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee).

Theo Luật thương mại năm 2005, bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại hay chuyển giao quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng lại quyền trong mối quan hệ với các bên nhận lại quyền. Có thể hiểu bên nhượng quyền thương mại là bên có quyền thương mại có thể nhượng lại cho một hoặc nhiều bên khác. Nhưng không phải bên có quyền nào cũng có thể cấp quyền cho bất cứ ai và bất cứ lúc nào mà phải tuân theo các điều kiện nhất định cho riêng bên đó.

Pháp luật Việt Nam đưa ra các quy định về bên nhượng quyền tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP như sau:

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất một năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhượng quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân đó phải kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại ít nhất một năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại; (ii) Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam; (iii) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh không thuộc đối tượng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh. Nếu là hàng hóa thuộc danh mục có điều kiện kinh doanh thì phải thỏa mãn điều kiện kinh doanh đó [9]. Như vậy, chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại ngoài những đặc điểm cơ bản còn cần có thêm một số điều kiện khác khá khắt khe xuất phát từ đặc trưng của phương thức kinh doanh này. Đó là:

Formatted: Dutch (Netherlands)

Thứ nhất, hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một năm. Yêu cầu này là cần thiết bởi nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh có tính hệ thống và đòi hỏi khả năng, uy tín, kinh nghiệm trong kinh doanh của bên nhượng quyền. Đây là điều kiện để đảm bảo việc giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền. Có rất nhiều doanh nghiệp nhượng quyền lợi dụng hình thức nhượng quyền để bán quyền thương mại kiếm lời mà không quan tâm, hỗ trợ bên nhận quyền; hoặc hàng hóa, dịch vụ nhượng quyền không đảm bảo chất lượng như quảng cáo. Một doanh nghiệp kinh doanh không phải ngay lập tức thành công trên thương trường mà rất cần có thời gian để chứng minh sự thành công của nó. Một năm không phải là nhiều nhưng nếu quy định thời gian nhiều hơn một năm có thể lại hạn chế quyền kinh doanh của các bên và mất đi không ít cơ hội kinh doanh. Một năm cũng là khoảng thời gian mà bên dự định nhận quyền có thể đánh giá được sự thành công của một thương hiệu, hoặc tìm hiểu hàng hóa, dịch vụ của bên nhượng quyền có được thị trường chấp nhận hay không, ngành nghề kinh doanh đó có khả năng phát triển hay không. Hơn nữa quy định thời gian như trên cũng nhằm mục đích cho bên nhượng quyền có hoạt động thực tế chứ không phải doanh nghiệp chỉ lợi dụng một thương hiệu đã thành công để tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai, bên nhượng quyền phải đăng ký hoạt động dự kiến nhượng quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam. Quy định việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của bên dự kiến nhượng quyền trước khi tiến hành nhượng quyền nhằm mục đích: (i) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam; (ii) bảo vệ quyền lợi của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền; (iii) nhằm đẩy mạnh những hoạt động nhượng quyền thương mại tốt từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thứ ba, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh dự kiến nhượng quyền không thuộc đối tượng cấm của pháp luật. Những hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, hoặc kinh doanh có điều kiện được Chính phủ ban

Formatted: Dutch (Netherlands) hành trong danh mục cụ thể tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể ở mỗi giai

đoạn phát triển của đất nước. Đây là cách thức quản lý hàng hóa, dịch vụ bắt buộc đối với bất cứ hình thức kinh doanh nào, và cũng là cách thức Nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển theo từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 49 - 51)