KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 76)

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền thương mại, trong đó quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền, bên cạnh yếu tố "các trợ giúp kỹ thuật có liên quan", là yếu tố đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong nội hàm khái niệm này. Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là "quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng". Bên nhượng quyền, với tư cách là chủ sở hữu, có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của mình và tránh cho bên nhận quyền khỏi những khiếu kiện từ bên thứ ba về việc bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba trong khi thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại. Do quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền có nguy cơ dễ bị xâm phạm cũng như bị lợi dụng, vì vậy bên nhận quyền có nghĩa vụ tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền, khai thác sử dụng đúng thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

Đồng thời khi là người sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ thì bên nhượng quyền phải có những điều kiện bắt buộc đối với bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ và tránh sự lợi dụng của đối tác. Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại nên có riêng một khoản mục về quyền sử dụng tài sản trí tuệ này mà trong đó chủ thương hiệu sẽ nghiêm cấm bên nhận quyền tùy tiện sử dụng trong bất cứ

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)