THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 88)

VÀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

VÀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ trong việc kiểm soát hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề cạnh tranh và tài sản trí tuệ luôn là vấn đề quan tâm của các quốc gia khi tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Có thể nói rằng, trong các hiệp định thương mại quốc tế, các hiệp định thương mại song phương cũng như các hiệp định riêng lẻ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia đều dành một phần nội dung đáng kể nhằm xây dựng mối quan hệ cạnh tranh và bảo hộ tài sản trí tuệ hiệu quả, lành mạnh. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại nói riêng cần được xây dựng phù hợp với khung pháp lý của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là pháp luật của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Thứ hai, pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại phải đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ nhượng quyền, cũng như đảm bảo lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và xã hội. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và có thể rất nhiều bên nhận quyền, vì vậy pháp luật điều chỉnh cần phải đặt các vấn đề này cần phải được đặt trong mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích kinh tế mang lại và hậu quả tác động đến cạnh tranh, quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)