Xây dựng pháp luật kiểm soát hợp đồng nhượng quyền thương

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 93 - 102)

mại trong mối quan hệ với pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Hoạt động động nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại tương đối phức tạp, do đó phải được pháp luật nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh điều chỉnh một cách đầy đủ và hiệu quả. Về cơ bản, các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ phải đối mặt với những rủi ro có thể thấy trước được khi quyết định thực hiện kinh doanh theo phượng thức này. Bên nhượng quyền thương mại có thể mất những giá trị tài sản vô hình được hình thành qua một quá trình đầu tư lâu dài khi trao hết những bí quyết kinh doanh cũng như những công nghệ đặc biệt cho bên nhận quyền. Việc mua, bán tài sản vô hình này đôi khi cũng đem lại cho bên nhận quyền những thiệt hại không nhỏ khi bên này được chuyển giao để kinh doanh trên một thứ tài sản không thực sự có giá trị. Hơn nữa, sự o bế trong hoạt động kinh doanh từ phía bên nhượng quyền làm giảm khả năng sáng tạo và sức cạnh tranh của bên nhận quyền cũng có thể được coi là một hạn chế không nhỏ khi tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại.

Xuất phát từ những rủi ro mang tính bản chất này, một cách tự nhiên nhất, các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại phải tự sáng tạo ra

Formatted: Dutch (Netherlands) những công cụ bảo vệ quyền lợi của họ trước khi chờ sự bảo vệ của pháp luật.

Và như vậy, bằng một cách rất hợp lý, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thiết lập. Pháp luật thương mại cũng như pháp luật cạnh tranh cần phải có những quy định đầy đủ và phù hợp để hạn chế một cách hiệu quả những rủi ro mà các bên trong quan hệ có thể gặp phải cũng như những rủi ro mà việc thực hiện hợp đồng của các bên có thể gây ra cho bên thứ ba khi nhìn dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh, và bảo vệ quyền lợi của các bên. Nhằm xác định ranh giới hợp pháp của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể xuất hiện trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, pháp luật cần điều chỉnh theo hướng:

Một là, pháp luật phải đảm bảo quyền tự do hợp đồng của các bên, đồng thời phải can thiệp để đảm bảo hạn chế nguy cơ xảy ra tranh chấp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.

Hai là, cần mở rộng danh sách các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 8 Luật cạnh tranh. Theo đó, chúng ta cần xem xét mở rộng danh sách các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hướng chỉ đưa ra các tiêu chí nhằm xác định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Còn việc xác định tính bất hợp pháp của các thỏa thuận sẽ do cơ quan áp dụng pháp luật thực hiện trên cơ sở cân bằng giữa tác động đến môi trường cạnh tranh và lợi ích kinh tế mà thỏa thuận đó mang lại.

Ba là, pháp luật phải đưa các thỏa thuận của hợp đồng nhượng quyền thương mại vào một trong các trường hợp miễn trừ và chỉ bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi đi quá giới hạn.

Bốn là, pháp luật phải xác định giới hạn của thỏa thuận kiểu này bằng các công cụ tính toán mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện các thỏa thuận này đối với cạnh tranh, thông qua đó đánh giá mức độ hạn chế cạnh tranh trong tương quan so sánh với mức độ thúc đẩy cạnh tranh của thỏa thuận.

Năm là,Điều 9 Luật cạnh tranh cần sửa đổi theo hướng chỉ cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 8 Điều 8, còn các thỏa

Formatted: Dutch (Netherlands) thuận hạn chế cạnh tranh còn lại chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên

trong thỏa thuận theo chiều ngang, nếu là thỏa thuận theo chiều dọc thì thị phần của mỗi bên trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Nhưng chúng vẫn có thể được miễn trừ theo quy định tại khoản 1 Điều 10. Đồng thời, phải sửa đổi khoản 1 Điều 10 Luật cạnh tranh theo hướng bổ sung thêm hai điều kiện để được miễn trừ là phải (i) không áp đặt cho các doanh nghiệp có liên quan các hạn chế không cần thiết để đạt được mục tiêu, và (ii) không tạo cho các doanh nghiệp này khả năng loại trừ cạnh tranh đáng kể đối với các sản phẩm liên quan;

Sáu là, khi xem xét ràng buộc bán kèm trong hợp đồng nhượng quyền thương mại cần phân tích khái niệm "không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng" và khái niệm "phù hợp với hệ thống kinh doanh do bên nhượng quyền quy định" trên cơ sở bối cảnh của hoạt động nhượng quyền thương mại, đặc biệt cần tính đến yếu tố: (i) tồn tại hay không tồn tại các biện pháp khác vẫn đạt được mục đích là nhằm bảo vệ bản sắc, uy tín và chất lượng của hệ thống nhượng quyền thương mại nhưng lại ít có ảnh hưởng tiêu cực hơn đến cạnh tranh; và (ii) ràng buộc bán kèm đó có ảnh hưởng thực sự ngăn cản đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay vẫn có thể cho phép các đối thủ cạnh tranh tham gia trong thị trường sản phẩm được bán kèm. Đặc biệt, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có những quy định mới sửa đổi hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu đã đăng ký mà bên nhận quyền không thể lường trước được, thì hành vi đó phải được xem xét kết hợp dưới cả góc độ pháp luật cạnh tranh (có cấu thành hành vi ràng buộc bán kèm khi bên nhận quyền đã bị trói buộc vào quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại hay không) và pháp luật về nhượng quyền thương mại - có vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hay không.

Formatted: Dutch (Netherlands)

3.2.2.2. Xây dựng pháp luật kiểm soát hợp đồng nhượng quyền thương

mại trong mối quan hệ với pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Với mục đích bảo vệ cạnh tranh và qua đó bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan của pháp luật cạnh tranh, việc tồn tại những quy định hợp lý và đầy đủ để điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại dưới góc độ lạm dụng vị trí thống lĩnh là rất có ý nghĩa trong việc đạt được mục đích chủ yếu nói trên của pháp luật cạnh tranh.

Xét về bản chất, hợp đồng nhượng quyền thương mại xác lập một quan hệ mà trong đó sự thống nhất và sự đối lập luôn luôn tồn tại song song. Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trước hết phải đặt trong tính chất liên kết và bổ trợ một cách mật thiết. Thiếu yếu tố này, các bên không thể cùng nhau thực hiện hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại một cách đơn giản ở đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại là quan hệ của các chủ thể hoàn toàn độc lập với nhau, vì vậy, xu hướng để trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau cũng có không ít cơ hội xảy ra. Khi bên nhượng quyền có nghĩa vụ phải chuyển giao đầy đủ bí quyết, công nghệ và trên một khía cạnh nào đó để nhận được khoản phí nhượng quyền tương đối lớn, bên này phải đảm bảo sự thành công tối thiểu của bên nhận quyền thì bên nhận quyền cũng phải cam kết trung thành thực hiện mọi yêu cầu và tuân thủ tuyệt đối mô hình đã được thiết lập bởi bên nhượng quyền để đổi lại quyền được sử dụng tập hợp "quyền thương mại". Tuy nhiên, một xu hướng khác của bên nhượng quyền là luôn luôn phải thực hiện triệt để quyền kiểm soát của mình với công việc kinh doanh của bên nhận quyền. Việc kiểm soát này giúp cho bên nhượng quyền ngăn chặn được những nguy cơ làm hỏng hệ thống nhượng quyền cũng như làm mất những giá trị tài sản vô hình. Với tư cách là một bên độc lập, đến lượt mình, bên nhận quyền lại có xu hướng phá vỡ sự gò bó, cứng nhắc mà bên nhượng quyền thiết lập để khẳng định sự độc lập của chính mình và nhằm

Formatted: Dutch (Netherlands) phù hợp hóa với điều kiện, hoàn cảnh tại nơi thực hiện công việc kinh doanh.

Nhận thức được những xu hướng có thể xảy ra đối với bên nhận quyền, bên nhượng quyền phải sử dụng triệt để lợi thế, quyền lực của mình để áp đặt và kiểm soát bên nhận quyền. Và tại thời điểm khi những lợi thế, quyền lực ấy là quyền lực đủ để cấu thành một chủ thể có vị trí thống lĩnh thì bất cứ lúc nào bên nhượng quyền cũng có thể thực hiện những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh.

Chính vì vậy, pháp luật liên quan cần phải chỉ ra cho các bên ranh giới mà tại đó, các bên cũng như công chúng có thể phân biệt rõ, hành vi nào là hành vi phù hợp với bản chất vốn có của hoạt động nhượng quyền thương mại và cần phải được bảo vệ, hành vi nào là hành vi đi quá giới hạn cho phép của pháp luật và trở thành một hành vi hạn chế cạnh tranh, cụ thể là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Pháp luật cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:

Một là, pháp luật cần điều chỉnh hành vi của các bên theo nguyên tắc xem xét đến sự tác động tích cực, tiêu cực cũng như mức độ của sự tác động từ một hành vi nhất định đến tình trạng của cạnh tranh.

Một thực tế là bên nhượng quyền thương mại nói riêng và các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại nói chung phải thực hiện những hành vi mang màu sắc của lạm dụng vị trí thống lĩnh, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình. Tuy nhiên, ở một giới hạn nhất định, những hành vi này có thể được chấp nhận hoặc bị yêu cầu phải loại bỏ dựa trên chính bản chất của hành vi. Trên thực tế, một số thỏa thuận mang dáng dấp của thỏa thuận nhượng quyền thương mại sẽ trở thành một mối nguy hiểm cho cạnh tranh khi mà bản thân quan hệ nhượng quyền ấy bị bóp méo.

Chính vì vậy, tính độc lập của các bên cũng phải được kiểm soát khi mà sự lạm dụng tính độc lập này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới cạnh tranh. Sự thiếu vắng tính độc lập giữa các bên trong quan hệ nhượng

Formatted: Dutch (Netherlands) quyền thương mại sẽ có thể biến quan hệ này thành một vỏ bọc an toàn cho

các quan hệ khác hoàn toàn về bản chất như quan hệ lao động (giữa người lao động và người sử dụng lao động) mà chủ thể của quan hệ này hướng tới việc trốn tránh yêu cầu ký kết hợp đồng lao động với những điều kiện bắt buộc đi kèm của quan hệ lao động. Mặt khác, các bên nhận quyền và nhượng quyền có thể ký kết một hợp đồng nhượng quyền thương mại nhưng đằng sau hợp đồng này chính là hành vi góp vốn của doanh nghiệp này vào doanh nghiệp khác nhằm đạt tới mục đích là thỏa thuận phân chia thị trường một cách hợp pháp để tạo lập những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Như vậy, ở một giới hạn nhất định, một số hành vi mang bản chất khác với quan hệ nhượng quyền thương mại nhưng lại tồn tại dưới vỏ bọc của quan hệ này cần phải được ngăn chặn.

Hai là, pháp luật cần nhìn nhận tính hợp lý cũng như cần thiết của một số hành vi mang tính chất hạn chế cạnh tranh của bên nhượng quyền cũng như hành vi kết hợp của các bên trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Rõ ràng, rất nhiều hành vi có xu hướng vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng lại thực sự phù hợp và thiết yếu đối với quan hệ nhượng quyền thương mại.

Có một thực tế là, khi thiết lập các công cụ bảo vệ quyền lợi của chính mình, bên nhượng quyền phải đối mặt với không ít nguy cơ bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh, cụ thể là: (i) nguy cơ bên nhượng quyền bắt buộc phải từ chối việc nhượng quyền cho một hoặc một số đối tượng khác, nếu việc chuyển nhượng này vi phạm một trong các điều khoản đã ký với bên nhận quyền hiện tại trong hệ thống. Cho dù hành vi này chỉ là một hành vi thực hiện hợp đồng, bên nhượng quyền vẫn có nguy cơ bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh để từ chối bán hàng; (ii) nguy cơ phải chịu trách nhiệm trước tất cả các bên nhận quyền còn lại khi có một bên nhận quyền duy nhất không trung thành với hệ thống nhượng quyền làm ảnh hưởng tới lợi ích của cả hệ thống; (iii) nguy cơ đối mặt với sự thất bại của bên nhận quyền cũng như mưu toan chiếm đoạt các bí quyết, bí mật cũng như công nghệ trong kinh doanh. Đến

Formatted: Dutch (Netherlands) lượt mình, bên nhượng quyền thương mại cũng phải đối mặt với ít nhất hai

nguy cơ sau đây: (i) nguy cơ xảy ra rủi ro do sự đổ vỡ của hệ thống nhượng quyền thương mại mà nguyên nhân là do sự không trung thành với hệ thống của một trong các bên nhận quyền khác. Khi tình huống này xảy ra, sự đền bù thiệt hại giữa các bên nhận quyền là không thể vì chính bản thân các bên này không hề bị ràng buộc bởi bất cứ cam kết nào, họ chỉ cùng bị ràng buộc bởi những cam kết giống nhau đối với cùng một đối tượng, đó là bên nhận quyền. Yêu cầu đền bù thiệt hại cũng không chắc chắn sẽ được bên nhượng quyền chấp nhận nếu thiếu các điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng cũng như sự tồn tại của các điều luật điều chỉnh chính xác mối quan hệ này. (ii) nguy cơ đối mặt với khả năng đã ký kết một hợp đồng nhượng quyền không có hiệu lực hoặc nhận chuyển nhượng một đối tượng "quyền thương mại" không hề có giá trị thị trường.

Xuất phát từ những phân tích trên đây, bên nhượng quyền hoặc các bên trong hợp đồng nhượng quyền khi thực hiện một số hành vi mang màu sắc của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh đôi khi chính là để xây dựng và giữ gìn hệ thống nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, khi xem xét để điều chỉnh mối quan hệ này, pháp luật thương mại cũng như pháp luật cạnh tranh cần thiết phải xác định và phân biệt giữa hành vi bảo toàn hệ thống đó để áp đặt những điều kiện bất hợp lý cho các doanh nghiệp khác.

Formatted: Dutch (Netherlands)

KẾT LUẬN

Với những dự đoán khả quan về sự phát triển của phương thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong tương lai, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nó, đặc biệt là vấn đề hợp đồng nhượng quyền giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Trong hệ thống nhượng quyền thương mại, hoạt động của các bên chủ thể đều có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu chung đang được sử dụng. Chính vì vậy bất cứ nhà nhượng quyền hay nhà nhận quyền nào cũng cần có những đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của bản hợp đồng nhượng quyền thương mại. Một hợp đồng nhượng quyền tốt có thể tạo nên và duy trì cấu trúc bền vững giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong mạng lưới nhượng quyền thương mại và giữa mạng lưới nhượng quyền đó với khách hàng và các bên thứ ba khác.

Tùy thuộc vào hệ thống nhượng quyền và tính chất của thương hiệu, các bên có thể thiết lập những điều khoản khác nhau trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, song những điều khoản đó phải dựa trên những ý kiến chuyên môn, trên những phân tích khoa học và những tính toán khả thi về năng lực của các bên và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Việc thiết lập và thực hiện một hợp đồng nhượng quyền hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền, hạn chế được những tranh chấp và thiệt hại không đáng có cho cả hai bên. Để được như vậy thì các bên

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 93 - 102)