Thương lượng

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 43)

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, bàn bạc và tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thống nhất để tự giải quyết các bất đồng. Kết quả của thương lượng là những cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những bế tắc, bất đồng phát sinh mà các bên thường không ý thức được trước đó.

Kết quả của thương lượng là biên bản thương lượng. Khi biên bản thương lượng được lập một cách hợp lệ, những thỏa thuận trong biên bản thương lượng được coi là có giá trị pháp lý như hợp đồng. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp đơn giản, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức, ít tốn kém và nói chung không làm phương hại đến quan

Formatted: Dutch (Netherlands) hệ hợp tác vốn có giữa các bên trong kinh doanh cũng như giữ được bí mật

kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả thương lượng chỉ được bảo đảm bằng sự tự thực hiện của các bên, nên trong nhiều trường hợp tính khả thi thấp.

1.5.2.2. Hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập, do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định. Bên thứ ba giữ vai trò trung gian hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằm chấm dứt các tranh chấp, bất hòa. Hai hình thức hòa giải chủ yếu là: hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng.

Hòa giải ngoài tố tụng là hình thức hòa giải qua trung gian, được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán. Đối với hòa giải ngoài tố tụng, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới coi đây là công việc riêng của các bên nên không điều chỉnh trực tiếp và chi tiết.

Hòa giải trong tố tụng là phương thức được tiến hành tại tòa án hay trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Người trung gian hòa giải trong trường hợp này là tòa án và trọng tài. Khi các đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì tòa án hay trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực, được thi hành như một bản án của tòa hay phán quyết của trọng tài. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 43)