Về hình thức hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 46)

Điều quan trọng nhất đối với một hợp đồng nhượng quyền thương mại nằm ở chính nội dung của hợp đồng đó, tuy nhiên hình thức biểu hiện các quy định đó, theo quan điểm của không ít quốc gia trên thế giới, cũng được coi là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng và bắt buộc phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam quy định: "Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương" [26, Điều 285]. Trong đó, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Dưới góc độ pháp lý, trước năm 2005, hầu như chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách trực tiếp tới nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Chính vì vậy, sự phức tạp của hoạt động này đã đặt pháp luật trước một nghĩa vụ là bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của các thương nhân. Quy định rõ ràng về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại, bắt buộc các bên chủ thể phải thể hiện loại hợp đồng này dưới dạng văn bản cũng chính là một trong những cách thức bảo vệ các thương nhân khỏi những rủi ro có thể xảy ra khi mà những thương nhân này chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

Formatted: Dutch (Netherlands) Tuy nhiên, quy định này cũng có thể gây ra sự bất hợp lý cho các bên

trong một số trường hợp. Chẳng hạn, trên thực tế nhiều bên ký kết hợp đồng bằng văn bản sau khi hết hạn hợp đồng, họ có thể thỏa thuận bằng miệng việc tiếp tục hợp đồng đó mà không cần phải ký lại hoặc không cần sự gia hạn thể hiện bằng văn bản. Như vậy, đó cũng là sự thống nhất ý chí giữa hai bên về hợp đồng, và hợp đồng đó hoàn toàn có hiệu lực, nhưng vì pháp luật quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại buộc phải lập bằng hình thức văn bản nên theo lý thuyết nó không có hiệu lực, nghĩa là hợp đồng vô hiệu.

Theo đó, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng nhượng quyền thương mại được giao kết bằng văn bản. Nếu giao kết bằng hình thức khác như lời nói hoặc hành động, hợp đồng có thể có hiệu lực đối với các bên, các bên vẫn có thể thực hiện hợp đồng nhưng nếu có tranh chấp xảy ra mà giải quyết tại tòa án thì hợp đồng này có thể bị tuyên bố vô hiệu. Vì thế, dù có sự tin cậy lẫn nhau đến đâu, các bên cũng nên ký hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng văn bản.

Tuy nhiên, một số quốc gia hầu như không quy định gì về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tại Austria, hệ thống pháp luật không hề đưa ra bất kỳ một quy định nào để điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại. Vì thế, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được các bên ký dưới mọi hình thức như hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại khác. Tuy nhiên, pháp luật Austria lại nhìn nhận:

Thực chất hợp đồng nhượng quyền thương mại là tổng hợp của rất nhiều loại hợp đồng khác nhau, cho nên, nếu với mỗi loại hợp đồng đặc thù nào mà pháp luật quy định phải ký bằng văn bản thì phần đó của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Mặt khác, các bên chủ thể hợp đồng có thể tự thỏa thuận để đưa vào hợp đồng của mình những nguyên tắc được chấp nhận chung, ví dụ như nguyên tắc hợp đồng nhượng quyền phải được ký dưới một hình thức do các bên lựa chọn [42, tr. 96-97].

Formatted: Dutch (Netherlands) Theo pháp luật Australia, hình thức của hợp đồng nhượng quyền

thượng quyền thương mại được thể hiện dưới các hình thức: "bằng văn bản; bằng miệng; bằng một thỏa thuận ngầm định" [52, Điều 4]. Với quy định này, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể thoả thuận bằng miệng hoặc bằng một "thoả thuận ngầm định" giữa các bên. Như vậy, pháp luật Australia không quan tâm đến phương tiện thể hiện nội dung của hợp đồng mà chỉ quan tâm đến những nội dung, điều khoản cụ thể của hợp đồng đó. Các bên tự quyết định hình thức cho hợp đồng mà hợp đồng vẫn có hiệu lực. Đây là một quan điểm quản lý của Australia nhằm tôn trọng tối đa quyền tự quyết của các bên, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của quan hệ nhượng quyền thương mại. Song quy định này sẽ có khả năng gây tác động bất lợi đối với sự phát triển lành mạnh của hoạt động nhượng quyền thương mại tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước chưa cao.

Như vậy, không có bất kỳ một nguyên tắc chung nào cho hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Đối với mỗi quốc gia khác nhau, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại có thể cùng nhau thỏa thuận và quyết định hợp đồng nhượng quyền thương mại được thể hiện dưới hình thức nhất định. Quy định về hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại của Luật thương mại Việt Nam cũng góp phần thể hiện tính đa dạng đó. Tuy nhiên, cơ sở lý luận để cho rằng bắt buộc một loại hợp đồng dịch vụ hoặc mua bán quyền thương mại nào đó phải được thiết lập thành văn bản còn chưa có tính thuyết phục. Mặc dù sự tác động của tính chất mới mẻ cũng như sự biến thể khá phức tạp của hợp đồng nhượng quyền thương mại ảnh hưởng rất nhiều đến sự cẩn trọng của Nhà nước thể hiện trong các quy định pháp luật liên quan nhưng những quy định có tính chất mở hơn về mặt hình thức của hợp đồng, cũng sẽ có những tác động không nhỏ đến sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của một hoạt động thương mại mới ở Việt Nam như hoạt động nhượng quyền thương mại.

Formatted: Dutch (Netherlands)

Một phần của tài liệu Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)