Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vôn dâu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh khánh hòa (Trang 44)

6. Kết cấu của đề tài

1.5.5Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư

với các tiêu chí như sau:

+ Rút ngắn thời gian thực hiện Quy trình: bao gồm các bước tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ, thanh toán chuyển tiền.

+ Phương thức kiểm soát đảm bảo theo quy định nhưng vẫn nhanh chóng, thuận lợi cho khách hàng.

+ Cập nhật kịp thời các văn bản, chế độ về XDCB hiện hành nhằm giải đáp đầy đủ, nhanh chóng các thắc mắc và hướng dẫn tận tình, chu đáo cho các Chủ đầu tư.

1.5.5 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư XDCB XDCB

Thứ nhất là, về các quy định chế độ về đầu tư xây dựng.

Công tác kiểm soát chi vốn đầu tư là một phần trong chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi của KBNN. Công tác kiểm soát chi bao giờ cũng gắn liền với các văn bản quy định vì các nội dung chi của thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và dự toán được giao.

Vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN ngoài việc chấp hành Luật Ngân sách còn là đối tượng điều chỉnh bởi các Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản dưới Luật.

Công tác kiểm soát chi của KBNN là xem xét việc thực hiện các dự án có thực hiện theo đúng các văn bản pháp quy của Nhà nước hay không? Vì vậy công tác xây dựng cơ chế kiểm soát chi vốn đầu tư cũng tuân thủ theo các văn bản về đầu tư xây dựng của Nhà nước. Đồng thời, việc cập nhật các văn bản chế độ về đầu tư xây dựng của cán bộ kiểm soát chi là vô cùng quan trọng.

Như vậy, việc ban hành các văn bản , quy định của Nhà nước và các văn bản dười Luật của các Bộ ngành kịp thời, đồng bộ là môi trường thuận lợi cho công tác kiểm soát chi vốn đầu tư qua KBNN.

Thứ hai là, sự phối hợp của các Ban ngành, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Để thực hiện một dự án đầu tư, chủ đầu tư phải thực hiện nhiều bước, nhiều giai đoạn, từ bước lập dự án đầu tư đến khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Trong đó việc tham gia của các ngành các cấp là rất quan trọng. Đối với công tác kiểm

37

soát chi của KBNN, sự phối hợp của các ngành và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp trong việc tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục của các dự án đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn cho dự án.

Thứ ba là, năng lực hoạt động quản lý của Chủ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Trình tự quá trình triển khai, các nội dung thực hiện trong XDCB là bắt buộc và nhất quán theo Luật định. Nếu Chủ đầu tư, Ban quản lý không am hiểu sâu, nắm bắt kịp thời các quy định về đầu tư xây dựng thì rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện, thường thì sẽ rất lúng túng, làm sai quy định kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư, dẫn đến chậm tiến độ dự án, giảm hiệu quả đầu tư công trình.

Thứ tư là, trình độ, khả năng và phẩm chất của cán bộ làm công tác kiểm soát chi KBNN.

Như đã phân tích ở trên, đầu tư XDCB là lĩnh vực có tính đặc thù. Để làm tốt công tác kiểm soát chi, cán bộ trong lĩnh vực cũng phải am hiểu các kiến thức cơ bản về đầu tư xây dựng. Từ đó có thể hướng dẫn cho khách hàng hiểu rõ các nội dung thủ tục đầu tư. Mặt khác, vẫn còn hiện tượng tiêu cực ở một số cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi, có tác động xấu đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN.

Tóm tắt chương 1

Chương 2 trình bày lý luận về vốn và nguồn vốn đầu tư, dự án đầu tư, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Việt Nam thông qua hệ thống Kho bạc, và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB như các quy định chế độ về đầu tư xây dựng; sự phối hợp của các Ban ngành, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương; năng lực hoạt động của Chủ đầu tư được xem xét dưới góc độ am hiểu, nắm bắt các quy định về đầu tư XDCB; trình độ, khả năng và phẩm chất của cán bộ làm công tác kiểm soát chi KBNN.

38

Chương 2

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC

NHÀ NƯỚC Ở KHÁNH HÒA 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây giáp tỉnh Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, Ðông giáp biển Ðông, có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta. Dân số Khánh Hòa (trung bình của năm 2009) có 1.160.100 người. Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km, với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu. Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ IA xuyên suốt chiều dài của tỉnh.

Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra biển Ðông.

Khánh Hoà luôn chan hòa ánh nắng, nhiệt độ trung bình hàng năm 26oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 - 1800mm. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng giêng đến tháng tám); mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), chỉ kéo dài khoảng hơn hai tháng, thuận lợi cho phát triển du lịch.

Khánh Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.

39

Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5- 2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Tuy nhiên, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cùng sự nỗ lực không ngừng trên tinh thần chủ động, sáng tạo, Tỉnh Khánh Hòa vượt qua khó khăn thách thức để tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương cho việc đẩy mạnh quá trình được phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Vì thế, Khánh Hòa vẫn duy trì được tăng trưởng GDP với giá trị và tốc độ tăng trưởng cao, là một trong 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

2.1.2. Một số kết quả đạt được trong công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB ở tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rất được chú trọng, số vốn đầu tư từ các nguồn vốn tăng đều qua các năm, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và ổn định nền kinh tế, kết quả đầu tư các năm chi tiết theo bảng 2.1

Được sự quan tâm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh nên việc triển khai các dự án từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước đã có chuyển biến tích cực, công tác giao kế hoạch và chuẩn bị thực hiện các dự án được triển khai tốt, việc giám sát đầu tư đã được các chủ đầu tư quan tâm thực hiện, các dự án được bố trí vốn ngay từ đầu năm nên đảm bảo tiến độ thi công.

Năm 2007, UBND tỉnh đã ban hành các quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN, quy định thủ tục thực hiện, quản lý các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách, hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư công khai, minh bạch theo quy trình... nên phần lớn các dự án đạt được hiệu quả đầu tư. Trong năm 2008 nhiều công trình thuộc các ngành dịch vụ du lịch thuộc nguồn vốn ngoài nhà nước đã khởi công hoặc đưa vào

40

sử dụng: khu giải trí Sông Lô Nha Trang, các khách sạn trên đường Trần Phú Nha Trang…

Vào những tháng cuối năm 2009, một số công trình quan trọng tiếp tục được khởi công xây dựng như: Chung cư dành cho người thu nhập thấp (tổng vốn 70 tỷ đồng), Khu du lịch Bãi Rồng (30,24 ha; vốn đầu tư 490 tỷ đồng), tuyến đường Diên Khánh - Khánh Vĩnh (34 km, vốn đầu tư 550 tỷ đồng), Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (6.000 tỷ đồng).

Năm 2010 nhiều công trình thuộc các nguồn vốn khác nhau khởi công như: Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngang – Bãi Cát Thấm, công trình Hồ chứa nước Tà Rục có dung tích 20,6 triệu m3, đường Diên Khánh – Khánh Vĩnh (đoạn II), Khu tái định cư đường hầm Đèo Cả.

Một số công trình thuộc các ngành y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng dân dụng và chương trình phát triển kinh tế xã hội theo chương trình 134, Chương trình kiên cố hóa kênh mương tại các địa phương được đẩy nhanh tiến độ thi công các kênh mương loại II, kênh mương loại III như hệ thống kênh Hồ chứa nước Láng Nhớt Diên Khánh, hệ thống kênh Hồ chứa nước Đá Đen Vạn Ninh, Hồ chứa nước Tiên Du Ninh Hòa.

Bên cạnh đó, còn một số dự án lớn như: Cảng container quốc tế Vân Phong, Nhà máy xử lý hạt Nix Ninh Thủy Ninh Hòa; các dự án du lịch ở Bắc bán đảo Cam Ranh tiến độ thi công quá chậm đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh những năm sau. Đặc biệt giá cả vật liệu không ổn định có xu hướng tăng và những vướng mắc trong công tác giải tỏa đền bù đã gây khó khăn cho việc thi công các công trình. Một số công trình bị kéo dài do vướng khâu đền bù giải tỏa mặt bằng như công trình Chỉnh trang đô thị, kè và đường ven sông Cái, Thông tuyến Ngô Gia Tự- Cửu Long, Trung tâm thông tin triển lãm, Nâng cấp Tỉnh lộ 8, Nâng cấp mở rộng Hương lộ 39…

Tuy vậy, trong 5 năm qua đã có hàng trăm công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng tạo thêm năng lực mới như: 86 km đường giao thông, 13.957 m2 trụ sở làm việc, 1.222 m2 chợ, 8.435 chỗ/233 phòng học, 2.472 m2 trung tâm sinh hoạt văn hóa, 4.828 m2 trường mẫu giáo, 120 m2 đình làng, 3,6 km kênh mương, 1,24 km kè chống sạt lở, đài phun nước và công viên bờ biển, 160 m2 nhà đại đoàn kết, 125 m2 nhà kho, 105 m cầu cảng cá, 5.100 m2 công viên …

41

Bảng 2.1: Một số kết quả đạt được trong công tác đầu tư xây dựng tỉnh Khánh Hòa 2007-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Stt Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

I Đầu tư

1 Vốn đầu tư phát triển

toàn xã hội 6.819.175 100% 8.480.000 100% 11.456.011 100% 15.359.878 100% 18.051.445 100%

Chia ra:

a - Vốn đầu tư thuộc nguồn

vốn Nhà nước 1.612.389 24% 1.822.000 21% 3.915.000 34% 5.319.077 35% 5.919.649 33% b - Vốn đầu tư ngoài Nhà

nước 4.972.310 73% 5.858.000 69% 6.991.011 61% 9.846.465 64% 11.719.012 65%

c - Vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài 234.476 3% 800.000 9% 550.000 5% 194.336 1% 412.784 2% II Xây dựng 1 Vốn ĐTPT thuộc nguồn vốn NSNN do địa phương quản lý 1.605.264 100% 1.329.842 100% 1.492.143 100% 1.693.928 100% 2.312.271 100% Trong đó: +Xây lắp 1.083.170 67% 1.063.874 80% 1.193.714 80% 1.439.839 85% 1.965.430 85% + Thiết bị 357.059 33% 199.476 15% 223.821 15% 254.089 15% 346.841 15% 2 Vốn ĐTPT chia theo nguồn vốn: 1.605.264 100% 1.329.842 100% 1.492.143 100% 1.693.928 100% 2.312.271 100% - Vốn trong KH tỉnh giao 1.291.026 80% 1.070.695 81% 1.294.201 87% 1.422.900 84% 1.896.062 82% - Nguồn vốn đầu tư của

các doanh nghiệp 314.238 20% 259.147 19% 197.942 13% 271.028 16% 416.209 18%

42

2.1.3. Công tác xây dựng cơ chế quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và phối hợp thực hiện tại địa phương. phối hợp thực hiện tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế quản lý đầu tư là điều kiện cần để thực thi nhiệm vụ. Trên cơ sở đặc điểm cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng thường xuyên thay đổi và hoàn thiện đòi hỏi ngành Kho bạc thường xuyên nghiên cứu chế độ mới về đầu tư XDCB; kịp thời nắm bắt thực tiễn quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư và những vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để tham mưu đề xuất cho các ngành, các Bộ có sự bổ sung, sửa đổi kịp thời.

Đến nay Kho bạc Nhà nước đã có hệ thống văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa vào các hoạt động nghiệp vụ như quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước, cẩm nang kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hướng dẫn chế độ báo cáo, điện báo, hướng dẫn xử lý những phát sinh vướng mắc trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư… đáp ứng yêu cầu quản lý của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.

Ngoài ra, Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa đã thường xuyên chủ động nắm bắt tình hình thực hiện của các dự án để tham mưu cho chính quyền địa phương, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện đầu tư, trong quá trình thanh toán vốn đầu tư. Cụ thể là xử lý những trường hợp hồ sơ thủ tục đầu tư thiếu, chậm, chất lượng chưa cao; vướng mắc về đơn giá, định mức, về đấu thầu, chỉ định thầu, về giải phóng mặt bằng. Đặc biệt để đẩy nhanh khâu giải phóng mặt bằng, Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa luôn chi trả đền bù theo tiến độ chủ đầu tư yêu cầu. KBNN Tỉnh cũng như KBNN các Huyện, Thành phố đã phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, các phòng ban chức năng tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc trong thanh toán vốn đầu tư, đồng thời tham gia rà soát điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách địa phương hàng năm, tham gia hội đồng duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Những việc làm trên góp phần không nhỏ thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB được nhanh hơn.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi các năm qua tại tỉnh Khánh Hòa cho thấy cơ chế chính sách về đầu tư XDCB vẫn còn một số bất cập, chưa kịp thời; đó là:

43

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn dưới Luật về XDCB của các Bộ còn chậm, thậm chí còn chồng chéo gây khó khăn không nhỏ trong thực thi nhiệm vụ kiểm soát chi của KBNN. Mặt khác UBND Tỉnh cũng còn chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tại địa phương theo thẩm quyền.

- Kho bạc Nhà nước đã kịp thời xây dựng quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư phù

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vôn dâu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh khánh hòa (Trang 44)