Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ trong quản lý

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vôn dâu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh khánh hòa (Trang 101 - 102)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.3 Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ trong quản lý

Như đối với mọi lĩnh vực quản lý khác, công nghệ thông tin cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN bởi nó giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác và thống nhất của thông tin, tạo tiền đề cho những cải cách về thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ.

Bộ máy tổ chức phòng Tin học tại KBNN Khánh Hòa với số lượng ít, trình độ không đồng đều nhưng khối lượng công việc đảm nhận nhiều, luôn đảm bảo vận hành thông suốt các chương trình quản lý phục vụ cho hoat động của ngành, đảm bảo an toàn an ninh mạng. Vì vậy việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB trước mắt cần tập trung vào một số công việc sau:

- Thực hiện đầu tư có hiệu quả vào chương trình quản lý vốn đầu tư trên máy vi tính nhằm đảm bảo chương trình ứng dụng thông suốt, có thể kết nối giữa bộ phận kế toán và từ KBNN các cấp, cung cấp kịp thời thông tin, báo cáo cho các cấp các ngành.

- Để giám sát thực thi nhiệm vụ của nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát chi, nên đưa các dữ liệu: ngày tháng năm tiếp nhận và nội dung tiếp nhận hồ sơ vào chương trình quản lý thanh toán vốn trên máy vi tính. Trên chương trình này có thể áp dụng thanh

94

chấm điểm về thời gian thanh toán, chất lượng kiểm tra hồ sơ của nhân viên và kết nối với bộ phận Kế toán để theo dõi được thời gian thanh toán của chứng từ thanh toán. Nếu thời gian xử lý hồ sơ chậm so với quy định, chương trình sẽ tự động chuyển hồ sơ lên các cấp lãnh đạo và nhân viên phải giải trình về tình trạng chậm xử lý hồ sơ. Định kỳ có thể theo dõi được chất lượng thanh toán của từng nhân viên, đồng thời tìm ra nguyên nhân chậm trễ, khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư.

- Dự án Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc tích hợp (gọi tắt là TABMIS) ra đời sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án cải cách Tài chính công bằng Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 để thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước nói chung và định hướng phát triển, hiện đại hóa ngành Tài chính nói riêng. Tính đến nay cả nước có 60/63 tỉnh thành phố đã triển khai TABMIS diện rộng. Dự kiến đến hết quý 2/2013 dự án TABMIS sẽ chính thức hoàn thành giai đoạn triển khai. Đây là hệ thống từng bước thực hiện kế toán dồn tích; hỗ trợ lập ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các Bộ, ngành, địa phương; tăng cường kiểm soát chi tiêu NSNN của các đơn vị dự toán và các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, cụ thể là “Phân hệ Cam kết chi” giúp KBNN quản lý, kiểm soát cam kết chi đối với các hợp đồng mua bán, dịch vụ có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với các khoản chi thường xuyên hoặc từ 500 triệu đồng trở lên trong đầu tư XDCB. Bộ Tài chính đã có Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, theo đó các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách được giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã được ký kết giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Tuy nhiên đến nay hệ thống KBNN vẫn chưa triển khai thực hiện việc quản lý cam kết chi kể cả các đơn vị KBNN đã triển khai hệ thống Tabmis. Vì vậy việc đầu tư hoàn thiện chương trình quản lý vốn đầu tư kết nối được với chương trình Tabmis, sử dụng hiệu quả “Phân hệ cam kết chi” là thật sự cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB, đảm bảo thời gian thanh toán cũng như chất lượng kiểm soát chi của hệ thống KBNN.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vôn dâu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh khánh hòa (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)