Thực hiện dạyhọc trên lớp theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn giáo dục chính trị

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y dược bắc ninh (Trang 84 - 87)

- Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về bản chất

3.1.3.Thực hiện dạyhọc trên lớp theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn giáo dục chính trị

7. Rút kinh nghiệm: Nội Dung:

3.1.3.Thực hiện dạyhọc trên lớp theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn giáo dục chính trị

Câu hỏi sau mỗi giả thuyết, quan điểm giúp học sinh tìm tòi đúng hướng. - Lập kế hoạch cho tiết dạy

* Quy trình dạy học trên lớp bằng kiểu dạy học kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại.

* Bước chuẩn bị

- Giáo viên đưa ra các mục tiêu cần đạt.

- Nghiên cứu, lựa chọn các giả thuyết, các vấn đề mâu thuẫn với nội dung bài học

- Xem xét trình độ, kỹ năng kỹ xảo của học sinh.

- Chuẩn bị hệ thống tiến trình lên lớp, thời gian tìm hiểu, thảo luận hoặc lựa chọn phương án dạy học kết hợp.

- Ghi lại những dự đoán khó khăn có thể xảy ra về các giả thuyết đó hoặc những tình huống xảy ra trong quá khứ của giả thuyết.

- Chuẩn bị các phương tiện dạy học như bảng phụ, máy chiếu, giấy.

- Chuẩn bị tinh thần vì có khả năng sẽ có một bộ phận học sinh không sẵn sàng tham gia các hoạt động trên lớp.

* Bước thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả kiểu dạy học đàm thoại có tính giả thuyết một mặt giáo viên phải có kiến thức chắc, sâu, rộng, mặt khác phải tạo được môi trường học tập tích cực cho học sinh. Sau khi đã hoàn thành bước chuẩn bị, giáo viên thực hiện các thao tác:

* Giới thiệu nội dung cần nghiên cứu.

- Đối với giáo viên: Giáo viên phải là người tổ chức, dẫn dắt và hướng người học tiến hành các hoạt động nhận thức và chiếm lĩnh những tri thức cần thiết nhất.

Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề nghiên cứu là các giả thuyết và hướng học sinh vào các giả thuyết, thông qua hệ thống câu hỏi giúp người học ý thức được mâu thuẫn nhận thức và có nhu cầu giải quyết.

- Cho học sinh phát biểu về những thắc mắc của mình xung quanh các câu hỏi mà họ đã ý thức được và cần giải quyết những mâu thuẫn đó.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Các em căn cứ vào vốn tri thức đã có để lựa chọn và giải quyết mâu thuẫn.

- Giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận tại chỗ theo bàn, theo nhóm, sau đó thảo luận cả lớp. Cho học sinh phát biểu ý kiến. Giáo viên căn cứ vào sự lựa chọn và giải thích của học sinh có thể ghi tóm tắt lên bảng những kiến thức trọng tâm để cả lớp cùng trao đổi thêm các ý kiến đó.

- Giáo viên có thể đưa thêm những câu hỏi nhằm mở rộng thêm các giả thuyết đó, nếu được áp dụng trong thực tiễn thì sẽ như thế nào? đồng thời, dẫn dắt người học vào các nhận định về các giả thuyết đó nhằm hướng người học đi đến kết luận cuối cùng.

- Giáo viên kết thúc cuộc thảo luận và đưa ra những tóm tắt kết luận của mình về tình huống của giả thuyết, quan điểm bao gồm những thông tin, yếu tố, những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất. Sau đó dẫn dắt học sinh chuyển tiếp ý kiến sang các nội dung khác của bài học.

* Đối với học sinh: Chủ động tiếp nhận và khẳng định kiến thức, kỹ năng, thái độ của mình, qua đó cung cấp cho giáo viên những thông tin về nhu cầu, năng lực nhận thức, sự hiểu biết của mình cho người dạy. Qua đó thể hiện sự tương tác giữa người dạy và người học, đồng thời giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, lựa chọn phương pháp dạy sao cho phù hợp.

Bước 1: Học sinh chia nhóm, tiếp nhận các câu hỏi mà giáo viên đưa ra và tự suy nghĩ để trả lời.

- Học sinh chủ động hình thành các nhóm học tập theo sự phân chia của giáo viên và nhận câu hỏi mà giáo viên cho mỗi nhóm.

- Học sinh chủ động tiến hành nghiên cứu cá nhân, tìm tòi, xác định trọng tâm kiến thức, lập dàn ý trả lời.

Bước 2: Hợp tác với học sinh cùng bàn nhằm trao đổi, lắng nghe, bổ sung và sửa chữa sản phẩm mà bản thân đã tự nghiên cứu.

Bước 3: Hợp tác với học sinh cùng nhóm.

Sau khi học sinh tạo được kết quả học tập bằng sự kết hợp nghiên cứu cá nhân, trao đổi theo cặp thì ở bước này học sinh sẽ tham gia hợp tác với học sinh của nhóm mình. Ở bước này học sinh cần:

- Trình bày kết quả nghiên cứu, trao đổi của học sinh theo cặp. - Đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá.

- Khai thác, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu của nhóm. - Học sinh phát biểu ý kiến kết luận của cá nhân và nhóm mình. - Nghe, điều chỉnh và tổng hợp bài học.

- Sửa chữa những sai sót hoặc bổ sung bài học mà tập thể lớp đã thống nhất, xây dựng.

Bước 5: Hợp tác với giáo viên và tự kiểm tra

- Sau khi học sinh giải quyết được vấn đề đặt ra, giáo viên cần tổ chức cho lớp thảo luận nhanh và đánh giá cách giải quyết mà học sinh đã thực hiện. Có thể giáo viên và học sinh cùng đánh giá và có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

Học sinh phải hiểu được cách giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, tường tận. Học sinh sẽ có niềm vui của sự tự mình khám phá, phát hiện. Quá trình hệ thống hóa và củng cố các kiến thức và kỹ nãng cần ðạt ðýợc rất quan trọng, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống và khoa học. Ðồng thời vận dụng những kiến thức lý luận đã đạt được để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

3.1.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng kết hợpphương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y dược bắc ninh (Trang 84 - 87)