Thực trạng dạyhọc môn giáo dục Chính trị ở trường Trung cấp y dược Bắc Ninh hiện nay

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y dược bắc ninh (Trang 36)

Bắc Ninh hiện nay

Hiện nay tại trường trung cấp Y Dược Bắc Ninh có 4 giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục chính trị. Trình độ học vấn của các giáo viên đều tốt nghiệp đại học sư phạm chính trị hệ chính quy loại khá, giỏi. Các giáo viên còn đang rất trẻ nhiệt huyết, có lòng đam mê nghề nghiệp. Đây được xem như là một thế mạnh của các thầy cô giáo trẻ nhà trường. Nên việc vận dụng và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học là không quá khó. Bên cạnh những thế mạnh là giáo viên trẻ, yêu nghề, nhiệt huyết thì mặt trái lại là thiếu kinh nghiệm giảng dạy non trẻ về chuyên môn. Nhiều giáo viên mới ra trường còn phụ thuộc nhiều vào giáo án chưa tự chủ được bài giảng của mình. Trong lúc đó môn chính trị lại là một môn khoa học cơ bản nó đòi hỏi sự chuyên sâu về kiến thức. Biết rộng về mặt xã hội. Người giáo viên phải luôn luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để truyền thụ tri thức cho học sinh. Nên đây cũng là một trong những hạn chế phần nào làm giảm bớt đi sự đam mê học tập hứng thú ở người học.

Thăm dò ý kiến giáo viên về việc vận dụng phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học :

a. Điều tra

Với hệ thống câu hỏi thăm dò như sau:

1. Giáo viên có sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học môn giáo dục chính trị không?

2. Mức độ vận dụng PPDH kết hợp PP thuyết trình với phương pháp đàm thoại cũng như mức độ vận dụng các PPDH khác trong quá trình dạy học môn giáo dục chính trị?

3. Qua vận dụng phương pháp dạy học kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy môn giáo dục Chính trị, giáo viên nhận thấy thái độ học tập học sinh như thế nào?.

4. Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại để dạy môn giáo dục Chính trị?

Kết quả điều tra như sau:

1. Giáo viên có sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học môn giáo dục chính trị không?

Bảng 1.1: Mức độ giáo viên vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại

Mức độ Số lượng giáo viên

Thỉnh thoảng: 1 Giáo viên Thường xuyên: 3 Giáo viên Chưa bao giờ: 0 Giáo viên

Thông qua câu hỏi trên cho ta thấy các giáo viên đã có sự nhận thức đúng đắn và vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp đàm thoại trong dạy môn giáo dục Chính trị nó mang lại những hiệu quả nhất định.

Việc kết hợp hai phương pháp này tương đối dễ giáo viên tạo được sự chú ý cho người học vỳ vậy việc dạy học kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại được các giáo viên vận dụng là chủ yếu.

2. Mức độ vận dụng PPDH kết hợp PP thuyết trình với phương pháp đàm thoại cũng như mức độvận dụng các PPDH khác trong quá trình dạy học môn giáo dục chính trị?

Bảng 1.2. Kết quả điều tra mức độ sử dụng các phương pháp dạy học

STT Phương pháp dạy học Các mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Thuyết trình 3 1 0 2 Trực quan 2 2 0 3 Dự án 0 1 3 4 Vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại

3 1 0

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên cho ta thấy trong hệ thống lý luận dạy học có rất nhiều PPDH, tùy thuộc vào nội dung bài học và trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà mỗi giáo viên lựa chọ cho mình phương pháp dạy học phù hợp nhất nhằm để truyền tải kiến thức tốt nhất đến người học, các phương pháp dạy học mà các giáo viên thường hay áp dụng trong dạy học bộ môn giáo dục chính trị chủ yếu như: PP nêu vấn đề, PP thuyết trinh, kể chuyện, thảo luận nhóm, đàm thoại, đóng vai... Nhưng phương pháp được dùng chủ yếu vấn là PP thuyết trình chiếm hơn 75% còn các pp dạy học khác được dùng ở mức độ thỉnh thoảng chiếm 25%, không thường xuyên thậm chí các phương pháp dạy học mới, pp dạy học hiện đại ít được sử dụng, có những pp dạy học giáo viên còn chưa bao giờ sử dụng. Như vậy cho ta thấy nhiều giáo viên còn thiên về các pp dạy học truyền thống ít vận dụng các pp dạy học tích cực.

3. Qua vận dụng phương pháp dạy học kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy môn giáo dục Chính trị, giáo viên nhận thấy thái độ học tập học sinh như thế nào?

Mức độ tích cực của học sinh Số lượng GV Tỉ lệ %

Học sinh học tập tích cực hơn các giờ học khác 3 75 Học sinh học tập bình thường như các giờ học khác 0 0 Học sinh tỏ ra không hứng thú 0 0 Chỉ có một số học sinh thực sự tích cực 1 25

Nhìn vào bảng kết quả trên tôi nhận thấy mức độ tích cực học tập của học sinh khi giáo viên vận dụng phương pháp dạy học thuyết trình với phương pháp đàm thoại đã cao hơn hẳn các tiết học khác, nhưng không phải tất cả các học sinh đều tích cực học tập mà chỉ có 75% giáo viên cảm nhận được học sinh học tập tích cực hơn các giờ học khác, vẫn còn 25% giáo viên nhận thấy chỉ có một số thực sự tích cực học tập.

4. Mức độ khó khăn của giáo viên khi vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại?

Chủ yếu gặp phải khó khăn khi kết hợp hai phương pháp này là: Gần như 50% giáo viên cho là thiếu tài liệu tham khảo. Để có câu hỏi đàm thoại hay thuyết phục, phong phú về câu hỏi thì phải có nhiều tài liệu tham khảo.

Khó khăn thứ hai mà giáo viên gặp phải khi vận dụng kết hợp hai phương pháp này. Sỹ số lớp quá đông thuyết trình thì phù hợp nhưng đàm thoại thì hơi khó. Chỉ phù hợp nhất cho hình thức học tập theo nhóm nhỏ, bên cạnh đó là gặp phải sự hạn chế về mặt trình độ nhận thức của người học.

Ngoài ra sử dụng phương pháp này tốn nhiều thời gian của giáo viên trong khi thời gian trên lớp lại có hạn giáo viên dễ bị cháy giáo án. Khó khăn trong việc đặt hệ thống câu hỏi cho mỗi vấn đề.

b. Đánh giá kết quả điều tra

Qua quá trình phân tích, tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát giáo viên ở tổ chính trị của Trường trung cấp y dược Bắc Ninh về thực trạng vận dụng kết hợp

phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại để dạy môn chính trị, tôi nhận thấy:

Thứ nhất, phần lớn giáo viên được điều tra đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại để dạy môn Chính trị. Mặt khác họ luôn có thái độ hưởng ứng, ủng hộ việc sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học môn giáo dục chính trị.

Thứ hai, Các giáo viên đều có sự nhận thức đúng về bản chất, đầy đủ về ý nghĩa của kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy môn chính trị có rất nhiều giáo viên sử dụng rất tốt và phổ biến phương pháp này vào trong quá trình dạy học.

Thứ ba, khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy môn chính trị là chưa có một quy trình khoa học.

Để làm rõ thực trạng học tập của học sinh đối với môn giáo dục chính trị thông qua bảng thống kê sau:

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y dược bắc ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w