1. Điểm thi Tổng hợp điểm
1.2.3. Thực trạngcủa việc kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại trong việc dạy học môn
giáo dục Chính trị ở Trường Trung cấp y dược Bắc Ninh
Những kết quả đạt được trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong việc dạy học môn giáo dục Chính trị ở Trường Trung cấp y dược Bắc Ninh.
Ở Trường Trung cấp y dược bắc Ninh hiện nay phần đông các giáo viên đã nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng to lớn của việc đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học đúng đắn khoa học sẽ là con đường ngắn nhất giúp các em sớm tìm ra chân lý.
Nhiều giáo viên đã kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học một số nội dung của các môn học. Cụ thể là về sự kết
hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại đã được thể hiện gần như xuyên suốt toàn bộ chương trình bài học.
Rõ nét nhất qua bài 3: Nhận thức luận khoa học và hoạt động thực tiễn của con người. Với sự vận dụng kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học đã mang lại một kết quả bước đầu vô cùng khả quan. Từ chỗ, học sinh học đối phó, buồn ngủ, làm việc riêng trong giờ học, kết quả điểm số thấp… Ở môn chính trị thì nay các em đã tìm thấy niềm vui, sự đam mê trong quá trình học tập, trong giờ học tinh thần xây dựng bài cao, hăng say phát biểu, đặt câu hỏi trong lớp học và tranh thủ lúc nghỉ giải lao để hỏi giáo viên.
Kết quả học tập đã có sự chuyển biến tích cực được phản ánh một phần thông qua kết quả học tập học sinh khóa bốn.
Bảng 1.5: Tổng hợp điểm thi môn giáo dục Chính trị các lớp năm thứ nhất hệ trung cấp chính quy năm học 2012 - 2013 khóa 4 khi được áp dụng
kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học
1. Điểm thi Tổng hợp điểm Tổng hợp điểm Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài 200 0 0 0 0 1 10 57 70 41 20 1 2. Xếp loại Xếp loại Số bài Tỉ lệ Giỏi (9,10) 25 12,5%
Khá (7,8) 115 57,5% Trung bình (5,6) 59 29,5% Yếu, kém (< 5 1 0,5%
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng: Khi áp dụng phương pháp dạy học kết hợp giữa PP thuyết trình với PP đàm thoại, số học sinh điểm yếu, kém không còn nữa. Số học sinh đạt điểm trung bình giảm rõ rệt: Từ 129/200 học sinh chiếm tỉ lệ 64,5 % đã giảm xuống 59 /200 học sinh chiếm tỉ lệ 29,5%.
Một kết quả vô cùng khả quan ở tỉ lệ học sinh đạt điểm khá tăng lên một cách rõ rệt từ, từ 45/200 học sinh chiếm tỉ lệ 22,5%; khi áp dụng phương pháp dạy học kết hợp thì con số này đã tăng vọt lên thành 115/200 học sinh chiếm tỉ lệ 64,5%. Đặc biệt là tỉ lệ yếu kém giảm mạnh xuống còn 0,5%.
Như vậy việc kết hợp PPTT với PPĐT trong quá trình dạy học đã mang lại một kết quả hết sức khả quan cần nhân rộng, khuyến khích vận dụng vào trong quá trình dạy học.
1.2.3.1. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế
Với đặc thù là một trường tư nhân trường Trung cấp y dược Bắc Ninh phải chủ động về vốn, cơ sở vật chất trang thiết bị học tập nên nhà trường còn nhiều khó khăn các công cụ, phương tiện phục vụ dạy học còn nhiều hạn chế. Hơn nữa giáo viên dạy học chủ yếu là giáo viên còn trẻ ít kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
Đối tượng học sinh tương đối phức tạp.Vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài của cán bộ giáo viên trường Trung cấp y dược Bắc Ninh, chúng ta cần xác định rõ những nguyên nhân của nó:
Thứ nhất, Những người làm công tác giáo dục nói chung và ban giám hiệu nhà trường nói riêng còn xem nhẹ môn giáo dục công dân nói riêng và môn chính trị nói chung coi đây là môn học phụ nên ít quan tâm đến bộ nôn này chưa thực sự nhận thức hết được vị trí, tầm quan trọng của môn học do vậy mà chưa có sự đầu tư thỏa đáng như những môn học khác và đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm cho những người giáo viên giảng dạy bộ môn này nản chí về các chế độ chính sách đãi ngộ cũng ít hơn thậm chí ở nhiều trường THCS, THPT giáo viên dạy văn, sử còn kiêm nhiệm luôn môn chính trị nên họ cũng phần nào giảm đi sự nhiệt huyết trong dạy học.
Thứ hai, Giáo viên dạy học còn trẻ, mới ra trường ít kinh nghiệm dạy học, ngại đổi mới phương pháp dạy học, trang thiết bị để phục vụ dạy học chưa đáp ứng đầy đủ chủ yếu là dạy học theo phương pháp truyền thống ít áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình dạy học.
Tiền lương giáo viên còn thấp nên họ phải xin dạy nhiều chỗ để kiếm tiền lo cho cuộc sống cá nhân và gia đình, do đó, không có thời gian quan tâm đến đầu tư cho bài giảng.
Thứ ba, Sự tác động của khoa học công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ - kỹ thuật hiện đại xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, đã làm cho nhân loại chứng kiến những đổi thay to lớn trên nhiều lĩnh
vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, đòi hỏi đội ngũ lao động thực sự có năng lực và trình độ cao. Để đáp ứng nhu cấu đó đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải không ngừng đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển của thời đại, đáp ứng được nhu cầu thời đại.
Thứ tư, Tâm lý học sinh cho rằng đây là môn học khô khan và khó học, không dúp ích gì cho nghề nghiệp của bản thân, nên học sinh ít đầu tư nghiên cứu tài liệu, học đối phó theo kiểu miễn qua là được.
Thứ năm, Nội dung của chương trình lớn hơn so với dung lượng thời gian cho phép.
Thứ sáu, Nội dung sách giáo khoa còn nặng về mặt lý thuyết chưa thực sự gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống tính ứng dụng chưa cao.
Đó là những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn chính trị có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học.
Kết luận chương 1
Phương pháp dạy học giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả chất lượng dạy học. Phương pháp dạy học đúng có thể khơi dậy những đam mê, hứng thú ham tìm tòi ở các em có thể khơi dạy ở các em những tiềm năng sáng tạo và để lại trong lòng các em những dấu ấn đậm nét về giờ học đó. Do vậy để truyền đạt nội dung bài học đến học sinh một cách hiệu quả, cần phải có phương pháp tốt. Tuy nhiên, cho đến ngày nay vẫn chưa có một phương pháp dạy học nào được cho là hiệu quả nhất, tối ưu nhất để có thể thay thế tất cả các phương pháp khác. Mỗi một phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau, có thể nhược điểm của phương pháp này lại được khắc phục bởi phương pháp khác.Trong chương này tôi đã trình bày được cơ sở lý luận của kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học. Mặt khác, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng việc vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình vời phương pháp đàm thoại trong dạy học môn chính trị ở Trường Trung cấp y dược Bắc Ninh. Qua đó tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh về mức độ vận dụng, quy trình mà giáo viên thường sử dụng khi tổ chức dạy học bằng kết hợp hai phương pháp trên; Tìm hiểu những khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.
Qua khảo sát thực tiễn cho thấy nhược điểm của phương pháp thuyết trình lại được khắc phục rất tốt bởi phương pháp đàm thoại, cả hai cùng gắn bó chặt chẽ với nhau và mang lại những thành công nhất định. Để kiểm chứng phần lý luận và thực tiễn dạy học về sự kết hợp các phương pháp trong dạy học nói chung và trong dạy học môn giáo dục chính trị nói riêng chúng ta cần tiến hành thực nghiệm sư phạm về sự kết hợp này.
Chương 2
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI