Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y dược bắc ninh (Trang 69)

- Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về bản chất

7. Rút kinh nghiệm: Nội Dung:

2.2.3. Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành vừa có sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại vừa có sự kết hợp giữa các phương pháp. Sau mỗi giờ học tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận 45 phút với cùng một hệ thống câu hỏi giống nhau, tất cả đều sử dụng tài liệu đối với lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh là để nắm được khả năng nắm bắt thông tin và xử lý thông tin như thế nào. Kiểm tra giả thuyết khoa học mà tôi đưa ra ban đầu là đúng hoặc sai.Trên cơ sở đó, có thể áp dụng một cách phổ biến rộng rãi vào trong quá trình giảng dạy nhằm mục đích

nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.

Sau khi tiến hành tổ chức cho cả hai lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) làm bài kiểm tra 45 phút, với 3 câu hỏi cho mỗi bài:

Bài 3: Nhận thức luận khoa học và hoạt động thực tiễn của con người (Phần II. Thực tiễn và vai trò của nó)

Câu hỏi kiểm tra:

Câu 1. Thực tiễn là gì? tại sao chủ nghĩa Mác- Lê nin lại cho rằng hoạt động đầu tiên của thực tiễn lại là hoạt động vật chất mà không phải các hoạt động khác?

Câu 2: Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?

Câu 3: Đảng đã vận dụng lý luận thực tiễn này như thế nào vào trong thực tiễn công cuộc xây dựng nhà Nước XHCN ở Việt Nam hiện nay?.

Tôi lấy kết quả của các lớp thực nghiệm và kết quả của các lớp đối chứng làm số liệu để so sánh, tính hiệu quả của phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn giáo dục chính trị ở Trường Trung cấp Y Dược Bắc Ninh.

2.2.3.1. Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm lần thứ nhất.

Bảng 2.1. Kết quả điểm kiểm tra nội dung bài học sau khi dạy thực nghiệm lần thứ nhất Nhóm Lớp Số SV Mức độ nhận thức Giỏi Khá TB Yếu – kém SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm K4A5 60 10 16.6 40 66.6 8 13.3 2 3.3 Đối chứng K4A2 60 4 6.6 30 50 17 28.3 9 15

* Nhận xét: Qua kết quả kiểm tra (bảng 2.1) trên cho thấy về cơ bản điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác nhau: Tỷ lệ học sinh

đạt điểm yếu - kém: Lớp thực nghiệm là 23.3%, lớp đối chứng là 15%. Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình: Lớp thực nghiệm là 13.3.0%, lớp đối chứng là 28.3%. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá: Lớp thực nghiệm là 66.6%, lớp đối chứng là 50.0%. Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi: Lớp thực nghiệm là16.6%, lớp đối chứng là 6.6%.

Như vậy, quá trình thực nghiệm sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại đã cho thấy trình độ nhận thức của học sinh được nâng lên, biểu hiện thông qua kết quả kiểm tra sau thực nghiệm và tinh thần, thái độ tích cực, hứng thú trong giờ học. Qua thực nghiệm sư phạm đã chứng minh hiệu quả của việc tích cực hoá phương pháp thuyết trình trong dạy học. Song để có độ tin cậy cao, chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm và điều tra sau thực nghiệm lần thứ hai.

2.2.3.2. Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm lần thứ hai

Bài 7: Con người, nhân cách, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Câu hỏi kiểm tra:

Câu 1: Anh, chị hãy phân tích quan niệm về con người theo quan niệm triết học Mác- Lê Nin.?

Câu 2: Khi nói về bản chất con người C.Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” anh chị hiểu như thế nào?

Câu 3: anh chị hiểu như thế nào về các câu ca dao tục ngữ sau?

“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.” “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay câu:

“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”

Bảng 2.2. Kết quả điểm kiểm tra nội dung bài học sau thực nghiệm lần thứ hai

sinh viên Giỏi Khá TB Yếu – kém SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm K4A5 60 15 25 35 58.3 9 15 1 1.6 Đối chứng K4A2 60 5 8.3 29 48.3 19 31.6 7 11.6

Sau khi tiến hành thực nghiệm lần thứ nhất, Tôi rút kinh nghiệm về giờ dạy thực nghiệm. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp về giờ dạy thực nghiệm của giáo viên bộ môn dự giờ thực nghiệm, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm cho lần dạy thực nghiệm lần hai.

Quy trình tiến hành dạy và kiểm tra đánh giá thực nghiệm lần thứ hai, cũng giống quy trình thực nghiệm lần thứ nhất. Kết quả thu được như sau:

* Nhận xét: Qua kết quả kiểm tra (bảng 2.2) trên cho thấy về cơ bản điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác nhau:

Tỷ lệ học sinh đạt điểm yếu - kém: Lớp thực nghiệm là 1.6 %, lớp đối chứng là 11.6%. Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình: Lớp thực nghiệm là 31.6%, lớp đối chứng là 15%. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá: Lớp thực nghiệm là 58.3%, lớp đối chứng là 48.3%. Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi: Lớp thực nghiệm là 25%, lớp đối chứng l8.3%.

Qua lần thực nghiệm sư phạm lần thứ hai cũng cho thấy, mức độ nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm được nâng cao hơn so với lớp đối chứng. Tỷ lệ học sinh lớp thực nghiệm đạt điểm giỏi là 25%, tỷ lệ học sinh lớp thực nghiệm có điểm yếu - kém 1.6%. Như vậy, trải qua hai lần thực nghiệm, qua tinh thần thái độ học tập cũng như qua kết quả kiểm tra sau thực nghiệm chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm đều cao hơn so với lớp đối chứng. Có thể nói sự khác biệt về kết quả học tập ở hai nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng là do sử dụng phương pháp dạy học khác nhau. Qua tinh thần, thái độ học tập và kết quả của hai lần thực nghiệm chứng minh mức độ nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm là cao hơn học sinh lớp đối chứng. kết quả thực nghiệm là ổn định, đáng tin cậy điều đó chứng minh quy trình dạy học kết

hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại mang tính khả thi và đem lại hiệu quả dạy học cao.

Sau khi dạy thực nghiệm, tôi tiến hành trao đổi và thu nhận ý kiến của học sinh và giáo viên đối với giờ học có vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại. Tôi rút ra một số kết luận sau:

* Mức độ hứng thú học tập của học sinh

- Ở lớp đối chứng: Hầu hết các em đều tỏ ra chán nản với giờ học, nhiều em học đối phó không thích giờ học, lý do mà các em đưa ra chủ yếu là do đây là môn học khó hiểu trừu tượng và không liên quan đến chuyên ngành của họ. Giờ học vẫn diễn ra đều đều với không khí buồn, đa phần học sinh đều tỏ ra không hứng thú với giờ học theo phương pháp truyền thống.

- Ở khối lớp thực nghiệm: Đa số các em đều thích thú với giờ học theo phương pháp kết hợp này. Qua giờ học các em được trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong giờ học, được tự mình tham gia vào hoạt động học tập, với bầu không khí lớp học sôi nổi, các em có cơ hội được bộc lộ những trăn trở, suy nghĩ của mình, có cơ hội trao đổi thảo luận với nhau với giáo viên. Cho nên, giờ học đạt hiệu quả, học sinh có hứng thú học tập hơn so với các giờ học khác.

* Mức độ hoạt động tích cực của học sinh

- Ở lớp đối chứng chúng tôi thấy: Mức độ hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học hầu như không được thể hiện, đa số các em ngồi trên lớp chỉ nghe giáo viên giảng và ghi chép, thỉnh thoảng học sinh cũng trả lời những câu hỏi phát vấn của giáo viên đưa ra, nhưng chủ yếu họ chỉ trả lời được những câu hỏi có tính chất tái hiện nội dung của bài học, còn người học lại tỏ ra lúng túng trước những câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức. Việc trả lời câu hỏi của học sinh trong giờ học cũng rất thụ động, chủ yếu chỉ trả lời khi giáo viên chỉ định. Như vậy, ở lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy thầy cứ giảng, cứ đặt câu hỏi để rồi lại tự mình trả lời những câu hỏi do mình đặt ra. Thế nên, việc phát huy tính tích

cực của học sinh trong giờ học là không được chú ý nhiều. Do đó, không tạo ra được tính tích cực, sáng tạo trong học tập.

- Ở lớp thực nghiệm chúng tôi thấy: Hầu hết các học sinh rất tích cực, sôi nổi hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm sau khi giáo viên nêu câu hỏi phần lớn các em đều tự giác, tập trung chú ý, suy nghĩ, trao đổi, tích cực xung phong phát biểu ý kiến và các em luôn muốn được thể hiện mình. Vì vậy, các em đã trở thành những chủ thể năng động và thể hiện hết mình trong suốt quá trình học tập. Trong giờ học có vận dụng phương pháp đàm thoại đã tạo ra được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

* Mức độ tập trung chú ý của học sinh trong giờ học

- Ở lớp đối chứng: số học sinh chú ý học tập một cách có ý thức có chủ đích không nhiều và phần lớn học sinh có thể hiện rõ sự không tập trung chú ý đối với tiến trình giờ học, nhiều em có thái độ thờ ơ với các hoạt động trong giờ học, tham gia xây dựng bài. Quan hệ tương tác giữa thầy và trò theo xu hướng một chiều: Thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò ghi chép theo. Trong giờ học có biểu hiện nói chuyện, làm việc riêng còn phổ biến. Số học sinh tập trung ghi chép, phát biểu không nhiều.

- Ở lớp thực nghiệm: Mặc dù vẫn còn hiện tượng học sinh nói và làm việc riêng nhưng đa số có sự tập trung chú ý cao thể hiện ở việc chăm chú theo dõi bài học, tập trung suy nghĩ, tìm tòi, phân tích, xử lý các tình huống mà giáo viên đưa ra để chiếm lĩnh nội dung bài học. Trong giờ học với sự cộng tác chặt chẽ giữa học sinh - học sinh - giáo viên tạo nên sự hứng thú đối với quá trình học tập của mình, tích cực tham gia giải quyết vấn đề, tích cực tranh luận và nêu ý kiến thắc mắc.

Trên cơ sở phân tích, so sánh tổng hợp các kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học hai bài của môn giáo dục chính trị nói trên, cùng với kết hợp với các

biện pháp điều tra khác như: Phiếu điều tra ý kiến học sinh, trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh, chúng tôi rút ra những kết luận tổng quát sau:

Thứ nhất, với trình độ ban đầu của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là tương đương nhau, nhưng sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ % điểm khá, giỏi, ở lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng, tỷ lệ % điểm trung bình của khối lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng, tỷ lệ % điểm yếu của khối lớp thực nghiệm không còn trong khi ở lớp đối chứng vẫn còn.

Thứ hai, kết quả giờ học thực nghiệm cũng cho thấy, học sinh ở lớp thực nghiệm vừa nắm chắc, hiểu sâu sắc và đạt kết quả về mặt tri thức, kỹ năng, vừa say mê, hứng thú, năng động hơn trong suốt quá trình học tập.

Thứ ba, vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại vào quá trình dạy học được diễn ra theo một quy trình khoa học và hợp lý. Quy trình này đã phát huy được tính tích cực của người học.

Thứ tư, cùng với quá trình thực nghiệm diễn ra theo kế hoạch ban đầu, nhằm tìm hiểu và khai thác sâu hơn việc nắm bắt cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua quá trình các em trả lời câu hỏi trên lớp và câu hỏi tự luận dưới dạng đề mở. Kết quả cho thấy:

- Lớp đối chứng: 75% học sinh đều tỏ ra lúng túng không trả lời được hoặc nếu có thì trước những câu hỏi thì cũng rất sơ sài không có chiều sâu. Phần lớn học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi có tính học thuộc, tái hiện. Các em rất nhanh quên kiến thức trước những câu hỏi mang tính tái hiện. Nói cách khác học sinh dễ dàng quên ngay những kiến thức mang tính học thuộc sau khi làm bài và lúng túng trước những câu hỏi suy luận.

- Lớp thực nghiệm: Gần 90% học sinh đều trả lời được những câu hỏi mang tính chất suy luận. Các em luôn chủ động trong quá trình trả lời câu hỏi và có nhu cầu thực tiễn cuộc sống. 75% học sinh có cách thức trả lời câu hỏi mang tính chất suy luận đều rất sáng tạo, thể hiện rõ sự hiểu bài, nắm vững kiến thức

và có sự liên hệ thực tế rất logic. Điều đáng lưu ý ở đây là học sinh lớp thực nghiệm có cách diễn đạt rất tự tin, rõ ràng, thể hiện chính kiến của bản thân và thực sự hứng thú với nội dung bài học.

Kết quả trên đây một lần nữa giúp chúng ta khẳng định tính hiệu quả của việc vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp dạy học đàm thoại so với phương pháp truyền thống mà các học sinh học từ trước đến nay.

Kết luận chương 2

Quá trình thực nghiệm sư phạm khi sử dụng phương pháp giảng dạy thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị tại Trường trung cấp Y Dược Bắc Ninh đã mang lại những kết quả thành công nhất định. Sau khi thực hiện đầy đủ các bước thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Mặt khác trong giờ học thực nghiệm học sinh đã nắm vững kiến thức, có kỹ năng, thái độ đúng đắn và có hứng thú học tập cao hơn giờ học ở lớp đối chứng.Từ kết quả này cho thấy tính khả thi của việc vận dụng kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học đối với môn giáo dục chính trị.

Như thế, việc kết hợp phương pháp giảng dạy thuyết trình với phương pháp giảng dạy đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị là một trong những sự lựa chọn tốt nhất trong điều kiện dạy học hiện nay của trường chúng tôi bởi với phương pháp này đã có tác dụng rõ rệt, đã phát huy được tính tích cực của người học và góp phần nâng cao chất lượng kết quả học tập; Vừa đảm bảo cho học sinh tiếp thu bài học một cách có hệ thống, một lượng kiến thức khổng lồ của phương pháp thuyết trình. Đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động tìm tòi khám phá và chinh phục những kiến thức mới khi sử

dụng phương pháp đàm thoại. Từ đó, góp phần vào việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho người học theo yêu cầu môn học mà còn đào tạo một đội ngũ lao động chất lượng cao, Bác Hồ đã từng dạy, “giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người vừa “hồng” lại vừa “chuyên”. Để làm được điều này chúng ta cần phải thực hiện theo những qui trình và có những điều kiện nhất định.

Chương 3

QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁPTHUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y dược bắc ninh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w