- Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về bản chất
7. Rút kinh nghiệm: Nội Dung:
3.1.2. Thực hiện tiến trình dạyhọc theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn giáo dục chính trị
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nên kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học hoặc đan xen trong quá trình dạy bài mới nhằm đánh giá kết quả học tập bài cũ, nắm bắt thông tin phản hồi, chuẩn bị tâm thế chủ động và tạo hứng thú cho học sinh bắt đầu bài học mới. Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hay vấn đáp để kiểm tra việc tự học của học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Đây là hoạt động cần thiết nhằm tạo giúp cho các em định hình được một cách khái quát nhất nội dung chính bài học và các em nhận thấy được mối liên kết giữa bài học trước và bài học mới. Giới thiệu bài mới phải nói rõ cho người học mục tiêu kiến thức cần đạt, kỹ năng, thái độ học sinh cần đạt được sau bài học, tiết học đó. Đặt ra tình huống có vấn đề có thể tạo mâu thuẫn và người học cảm thấy có nhu cầu cần phải giải quyết.
- Dạy bài mới: Việc thiết kế một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết các hoạt động của thầy và trò cũng như dự kiến một số tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết xử lý các tình huống đó theo phương pháp sư phạm sẽ là một thành tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một tiết giảng. Do đó, tùy vào nội dung của từng bài học, tiết học chúng ta phải xác định hết sức cụ thể rõ ràng các yếu tố cần thiết như: Thời gian, phương pháp, phương tiện, hoạt động của thầy, hoạt động của trò...
- Củng cố và luyện tập: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học, giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi nâng cao, câu hỏi mở để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, hoặc kiểm tra vấn đáp để đánh giá kỹ năng nhận thức và trình bày của sinh viên. Đây là hoạt động quan trọng nối tiếp sau hoạt động phát triển chủ đề. Toàn bộ nội dung kiến thức bài học cũng như các đơn vị kiến thức trong bài học được kết nối lại trong mối quan hệ lôgíc, biện chứng của chủ đề, trong đó kiến thức trọng tâm được nhấn mạnh. Tùy theo nội dung kiến thức bài học và đối tượng lĩnh hội tri thức môn học, việc củng cố kiến thức có thể được thực hiện hoàn toàn do người dạy hay do người học, hoặc kết hợp cả người dạy và người học. Khi củng cố kiến thức bài học giáo viên cần chú ý liên hệ thực tiễn, rút ra ý nghĩa của việc học tập. Đồng thời, giáo viên phải đưa ra các tình huống, câu hỏi để liên hệ vận dụng kiến thức, rèn luyện kỷ năng cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, Đây là một công việc hết sức cần thiết của người giáo viên:
Thứ nhất, các em có thể tự học và nghiên cứu bài học ở nhà trước khi lên lớp. Điều này sẽ giúp cho người giáo viên đỡ mất thời gian về những vấn đề đã được trình bày trong giáo trình, người dạy có thể truyền đạt thêm nhiều thông tin khác hoặc có thời gian làm rõ vấn đề cũng như liên hệ thực tế nhiều hơn.
Thứ hai, với việc tự học ở nhà giúp học sinh chủ động được nội dung kiến thức bài học, đồng thời giúp cho người học có thể điều chỉnh hướng tư duy của mình nếu người học hiểu chưa chính xác vấn đề…
3.1.3. Thực hiện dạy học trên lớp theo hướng kết hợp phương pháp thuyếttrình với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn giáo dục chính trị