- Giáo viên phải có đạo đức với nghề nghiệp:
3.2.3. Giải pháp đối với tổ Chính trị và trường trung cấp Y Dược Bắc Ninh
* Về nhà trường:
- Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Nó mang tính khoa học vì các hoạt động quản lý có tổ chức, có định hướng, dựa trên những quy luật, đồng thời nó mang tính nghệ thuật vì nó cần được vận dụng một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác
nhau. Theo tôi, để kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại được áp dụng rộng rãi, có hiệu quả trong nhà trường thì các cấp quản lý cần nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Lãnh đạo nhà trường nhận thức nghiêm túc, đúng đắn, đầy đủ về việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Do vậy nhà trường cần xây dựng và có kế hoạch triển khai đồng bộ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học trong toàn trường. Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và kế hoạch vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại nói riêng vào trong quá trình dạy học.
Sự thành công hay thất bại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy diễn ra ở nhà trường, nên nhà trường và tổ chính trị phải đầu tư thỏa đáng cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực:
Đối với nhà trường: Hiệu trưởng và phòng đào tạo trực tiếp chịu trách nhiệm về việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy ở trường. Đây là một trong những công tác trọng tâm, cần thiết của một trường Trung cấp. Vì vậy, hiệu trưởng cần trân trọng, khuyến khích, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần cho hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng, phải tạo sự hứng khởi và sức lan tỏa lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học này.
BGH nhà trường phải thay đổi tư tưởng không nên xem môn giáo dục chính trị nói chung và môn giáo dục công dân nói riêng là một môn học phụ, không quan trọng nên không được quan tâm đúng mức.
Đối với tổ chính trị: Đây là đơn vị chuyên môn giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy. Là cầu nối để thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng; Là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn với nhau…
Do đó, cần tăng cường hoạt động quản lý của tổ, khoa trong việc đổi mới và nâng cao công tác giảng dạy.
Thường xuyên tổ chức thao giảng, thăm lớp tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi bộ môn giáo dục chính trị để tạo động lực cho các giáo viên giảng dạy cố gắng hơn nữa trong công tác giảng dạy.
- Cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lý luận chính trị.
Nhà trường thường xuyên tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy đồng thời khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Thường xuyên tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại và áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học. Động viên về tinh thần và vật chất kịp thời với những giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo động lực để họ tiếp tục tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học. Qua đó kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm và mở rộng ứng dụng.
Tổ chức thực hiện đổi mới dạy học nói chung và kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại nói riêng. Cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt trình độ cơ bản giúp họ nắm vững cơ sở lý luận, thực tiễn về các phương pháp dạy học cũng như việc sử dụng và kết hợp chúng với nhau trong quá trình dạy học. Tạo điều kiện, động viên giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
- Quan tâm tới chế độ chính sách đối với giáo viên.
Bên cạnh sự động viên, khích lệ, tuyên truyền, giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của người giáo viên, sự quan tâm đến chế độ chính sách đối với giáo viên góp phần không nhỏ vào việc ổn định đời sống vật chất, giúp giáo viên yên tâm gắn bó với nghề, ra sức phấn đấu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là một trong những việc làm thiết thực, hiểu quả nhất góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học. Bởi chúng ta không thể để bụng đói mà lao vào nghiên cứu khoa học một cách say mê, làm việc hết mình, người xưa thật đúng khi nói “ có thực mới vực được đạo.”
- Tổ chức các hoạt động mang tính phong trào (tổ chức cuộc thi tìm hiểu các môn Khoa học Mác - Lê Nin hàng năm cho học sinh).
- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đây được xem là công việc thường xuyên, định kỳ được ghi vào lịch công tác của khoa, các giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với nhau. Tăng cường dự giờ thao giảng thăm lớp. Giảng dạy thảo luận, thống nhất nội dung giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn học để tạo một sự đồng thuận, thống nhất cho tất cả các giáo viên. Đây cũng là một trong những việc làm cũng hết sức quan trọng hứa hẹn một kết quả tốt giành cho người học.
- Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ dạy và học.
Nhà trường tiếp tục đầu tư kiện toàn hệ thống cơ sở vật chất, xây dựng các phòng học đảm bảo chất lượng, các phòng học đa năng, các phòng học bộ môn với các thiết bị hỗ trợ dạy học hiện đại. Đầu tư, trang bị thư viện điện tử như bài giảng điện tử, băng đĩa, giáo án Powerpoint tạo điều kiện thuận tiện cho giáo viên và học sinh tra cứu, tìm sách, báo, tạp chí và tài liệu tham khảo. Trang bị cập nhật, mua giáo trình, sách, tài liệu khoa học mới xuất bản. Phòng học được trang bị đầy đủ: Máy chiếu, màn chiếu, máy tính, bảng, bút ghi, âm thanh… Đối với học sinh, lớp học phải vừa đủ, nếu số lượng học sinh quá nhiều, giáo viên sẽ khó khăn trong việc áp dụng kết hợp hai phương pháp thuyết trình và đám thoại. Do đó nhà trường cần sắp xếp một lớp học từ 50 đến 60 học sinh để thuận tiện cho giáo viên tổ chức dạy học và đảm bảo chất lượng dạy học. Bố trí số lượng học sinh, sắp xếp thời gian dạy học hợp lý, khoa học cũng là điều kiện quan trọng cho hoạt động đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
- Cần đổimới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh
Kiểm tra đánh giá kết quả là khâu cuối cùng của một quá trình dạy học có vai trò rất quan trọng trong tiến trình dạy học. Vì vậy, khâu kiểm tra đánh giá phải phản ánh đúng thực chất trình độ của học sinh. Nói cách khác quá trình
kiểm tra đánh giá cần được tiến hành công bằng, khách quan để làm tốt khâu kiểm tra đánh giá này giáo viên phải thực hiện tốt các bước sau đây.
Thứ nhất, phải xác định được mục đích, yêu cầu của kiểm tra, điều này sẽ chi phối toàn bộ các khâu của quá trình kiểm tra.
Thứ hai, cần thực hiện đồng bộ một cách có hiệu quả từ khâu ra đề, soạn đáp án đến khâu chấm bài. Cần chú ý, đề ra không quá dễ cũng không quá khó. Nếu quá dễ đến nỗi tất cả các em đều làm được hay quá khó đến nỗi không ai làm được hoặc chỉ làm được một phần rất nhỏ thì không thể đánh giá được trình độ của học sinh. Chính vì vậy, việc thiết kế bài kiểm tra phải đảm bảo có câu trả lời từ dễ đến khó để đảm bảo tính chất phân hóa năng lực học sinh. Thường một bài kiểm tra nên đảm bảo sự cân đối giữa hai phần trắc nghiệm và tự luận, nhưng điều này cũng không nhất thiết luôn luôn là như vậy. Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá được xác định từ ban đầu mà chúng ta có thể nghiêng về phần trắc nghiệm nhiều hơn hay nghiêng về phần tự luận nhiều hơn.
Thứ ba, việc phân phối điểm cho từng câu hỏi trong đề kiểm tra cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và ghi rõ trong đó kiểm tra. Không phải câu hỏi khó thì cho điểm cao, câu hỏi dễ thì cho điểm thấp như cách hiểu thông thường. Ở đây cần hiểu bản chất của kiểm tra để đánh giá phân loại trình độ người học dựa vào các câu hỏi từ dễ đến khó cùng với sự phân phối điểm một cách hợp lý. Với những cây hỏi quá khó chỉ có những học sinh thật sự xuất sắc mới trả lời được thì cũng xem xét để cho điểm số cho việc hoàn thành câu trả lời ở một mức độ nào đó sao cho vừa khuyến khích các em xuất sắc, vừa không làm nản lòng các học sinh khác.
Thứ tư, việc chấm điểm cần chú ý đảm bảo tính khách quan, đặc biệt đối với phần tự luận trong bài kiểm tra, nơi dễ bị chi phối nhiều bởi tính chủ quan của người chấm. Việc cho điểm đòi hỏi mỗi giáo viên phải vô tư và công bằng. Cần khắc phục thái độ quá khắt khe, đòi hỏi quá cao ở các em vượt quá yêu cầu của chương trình và cũng cần khắc phục việc cho điểm quá dễ dãi. Ngoài tính khách quan thì trong đánh giá cho điểm cũng cần quan tâm đến tính phát triển.
Bởi điểm số không chỉ giúp cho học sinh nhận rõ hiện trạng cái họ đã đạt được mà còn tạo cho họ niềm tin vào khả năng của mình trong việc tiếp tục phát triển hoặc khắc phục những hạn chế.
* Về phía học sinh:
Để việc kết hợp PPDH thuyết trinh với PPDH đàm thoại mang lại kết quả cao nhất trong quá trình dạy học thì yếu tố học sinh giữ một vị trí quan trọng.
Thứ nhất, người học phải nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học trong hệ thống giáo dục ý nghĩa về mặt nhận thức và ý nghĩa về mặt phương pháp luận.
Thứ hai, người học phải thay đổi tư duy học tập chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trong quá trình học tập, không ngừng tìm tòi sáng tạo làm chủ kiến thức
Thứ ba, phải xác định được giáo dục là một quá trình tự học tự rèn luyện tích cực tham gia các hội thảo nghiên cứu khoa học do nhà trường tổ chức.
Thứ tư, người học phải có thời gian biểu học tập rõ ràng, xác định các mục tiêu cụ thể đâu là mục tiêu trước mắt đâu là mục tiêu lâu dài để tự đó học sinh có ý thức và động cơ học tập rõ ràng.
Kết luận chương 3
Sự kết hợp giữa các phương pháp thuyết trình với phương pháp dạy học đàm thoại không những được lý luận và thực tiễn dạy học khẳng định, mà còn được thực nghiệm sư phạm về việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị khẳng định tính khả thi của việc kết hợp các phương pháp đó. Để biến khả năng thành hiện thực đòi hỏi phải có những quy trình và giải pháp nhất định. Đó là, phải tuân thủ quy trình kết hợp các phương pháp dạy học trong thiết kế bài giảng; Thực hiện tiến trình dạy học trên lớp
và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh khi kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn học giáo dục chính trị. Để thực hiện quy trình kết hợp các phương pháp dạy học phải có một số giải pháp nhất định về giáo viên; Học sinh; Chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học; Trách nhiệm quản lý của nhà trường, khoa và tổ bộ môn... Trong đó quan trọng nhất là giáo viên và học sinh. Qua kết quả thực nghiệm đã bước đầu khẳng định tính khả thi của việc kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại.
Vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại là một điều quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là phải nắm được quy trình để có thể vận dụng hiệu quả phương pháp này. Không nắm được quy trình và biện pháp khoa học của việc vận dụng thì không thể thành công. Trong quá trình thực hiện quy trình việc nắm chắc và tuân thủ các bước là rất quan trọng. Như vậy, việc xác lập quy trình dạy học kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại đã đặt cơ sở nền tảng cho việc vận dụng thành công, vấn đề còn lại là giáo viên có nắm chắc và vận dụng nó hiệu quả hay không và hiệu quả đến đâu, tất cả tùy thuộc vào mức độ thành thạo, tính sáng tạo của mỗi giáo viên.
C. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và thực nghiệm sư phạm về việc "kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn học giáo dục chính trị ở Trường “Trung cấp y Dược Bắc Ninh", tôi rút ra một số kết luận:
1. Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên, là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc đổi mới của toàn ngành giáo dục và đào tạo nhằm đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập về giáo dục và đào tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ định sạch trơn tất cả những mặt tích cực mà phương pháp dạy học truyền thống đã có. Mà chúng ta đổi mới mang tính chất kế thừa những thành tựu mà phương pháp dạy học truyền thống đa đạt được. Qua phân tích lý luận và thực tiễn của việc kết hợp các phương pháp dạy học nói trên đã cho thấy, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu của học sinh chúng ta có thể sử dụng nhiều hình thức kết hợp các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong dạy học.
2. Từ thực trạng dạy học và kết quả thực nghiệm sư phạm về việc "kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn học chính trị ở trường Trung cấp y Dược Bắc Ninh" đã khẳng định tính khả thi của việc kết hợp các phương pháp dạy học không chỉ đối với môn học này, mà còn có khả năng áp dụng cho các môn lý luận chính trị nói chung.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học được thực hiện bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau. Kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp tích cực là một trong những con đường, cách thức đổi mới phương pháp giảng dạy môn học chính trị nói riêng và các môn lý luận chính trị nói chung trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Đào tạo được một đội ngũ những người lao động mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại văn minh trí tuệ.
3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học đã được lý luận, thực tiễn và thực nghiệm sư phạm về việc kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp tích cực trong giảng dạy môn giáo dục chính trị khẳng định tính khả thi của
nó. Để thực hiện việc kết hợp các phương pháp dạy học nói trên một cách có hiệu quả, phải tuân theo những quy trình và bảo đảm những giải pháp nhất định. Khi vận dụng, lựa chọn việc kết hợp các phương pháp dạy học cần phải căn cứ