- Giáo viên phải có đạo đức với nghề nghiệp:
3.2.2. Giải pháp đối với học sinh Trường Trường trung cấp y dược Bắc Ninh
- Nâng cao ý thức tự học, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng học tập cho học sinh.
Quá trình dạy học là sự tương tác biện chứng giữa người dạy và người học nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học. Người học với vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác trong việc lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn, định hướng của người dạy. Để mang lại kết quả như mong muốn so với giả thuyết ban đầu thì giáo viên phải định hướng cho học sinh phải thực hiện tốt một số nguyên tắc sau đây.
- Học sinh phải xác định được động cơ học tập đúng đắn, kế hoạch học tập khoa học.
Trong hoạt động học tập cũng như trong các hoạt động khác, muốn đạt hiệu quả cao chủ thể cần có động cơ đúng đắn và một kế hoạch làm việc khoa học. Trong học tập người học phải xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, học để làm gì? để làm việc, hoàn thiện bản thân và quan trọng hơn là cải tạo cuộc sống. Từ việc xác định được động cơ học tập đúng đắn, người học phải xây dựng cho mình một kế hoạch học tập, phải tự sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lý giữa hoạt động học tập và các hoạt đông khác. Khi xác định được động cơ học tập đúng đắn, xây dựng được kế hoạch học tập khoa học, để có kết quả cao người học phải học tập với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo. Người học luôn có tinh thần tự giác trong việc tìm tòi, lĩnh hội tri thức mới, tri thức khoa học; Có ý thức tự học, tự nghiên cứu luôn chủ động độc lập trong việc lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, không ỷ lại dựa dẫm vào thầy, vào bạn, tự giác trong kiểm tra, thi cử. Đặc biệt muốn đạt được kết quả cao trong học tập người học phải có một kế hoạch học tập cụ thể và nghiêm túc, xác định rõ động cơ học tập, kế hoạch ngắn hạn và đâu là kế hoạch dài hạn trên cơ sở đó có động lực để phấn đấu.
Hiệu quả của quá trình dạy học không chỉ nhờ vào việc đổi mới phương pháp dạy học của người dạy mà một yếu tố rất quan trọng đó là phương pháp học tập của học sinh cũng phải được đổi mới. Nếu người học biết lựa chọn phương pháp học tập khoa học đúng đắn hợp lý thì đó sẽ là con đường ngắn nhất dẫn đến sự thành công. Sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học cũng đòi hỏi phương pháp học của người học có sự đổi mới, thay vì thụ động trông chờ vào việc cung cấp tri thức từ người dạy như lối dạy học truyền thống trước đây thì người học phải chủ động, tích cực và tự giác trong việc lĩnh hội, chiếm lĩnh và khám phá những tri thức mới. Để có hiệu quả cao trong học tập, người học phải coi việc lĩnh hội, khám phá tri thức mới như một nhu cầu cần thiết của bản thân. Trên cơ sở quy định thời lượng học theo chương trình, từ đặc thù tri thức môn học và việc sử dụng kết hợp phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực thì người học muốn học tập tốt cần phải có một phương pháp học tập khoa học, hợp lý. Mỗi người học có một cách học khác nhau ví dụ như: Có bạn học tập bằng cách học thuộc hết tất cả những kiến thức, có bạn học thuộc bằng cách vạch ra những ý chính cơ bản của bài học.... Tuy nhiên mục đích cuối cùng là các bạn phải nắm được những kiến thức cơ bản của môn học và hiểu được bài.
- Học sinh phải ý thức được đối tượng, vai trò, vị trí và nhiệm vụ của môn học.
Một trong những yếu tố tạo hứng thú cho người học đó là việc người học hiểu được vai trò, vị trí và nhiệm vụ môn học, hay nói cách khác học môn học đó có tác dụng gì đối với người học. Môn học chính trị trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản chung nhất về thế giới quan phương pháp luận khoa học, về chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con ngươi, giai cấp, dân tộc, giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, vai trò lãnh đạo, đường lối và chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên cơ sở đó giúp học sinh tự ý thức trách
nhiệm, rèn luyện và học tập phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cần xác định đây là môn học bổ ích và cần thiết cho mỗi học sinh không chỉ trong trường trung cấp, mà còn rất cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp sau này của bản thân. Mặt khác đây là một môn học bắt buộc, phải thi tốt nghiệp cuối khoá dành cho học sinh trung cấp khi khi kết thúc khoá học việc nhận thức được đúng vai trò và tầm quan trọng của môn học này học sinh sẽ có động cơ học tập tốt hơn.
- Học sinh phải có ý thức tổ chức, kỷ luật trong học tập.
Trong hoạt động học tâp và hoạt động nghiên cứu khoa học muốn đạt kết quả tốt, người học, người nghiên cứu phải tuân thủ những quy định của tổ chức, phải có tính kỷ luật cao. Dạy học là một quá trình tương tác giữa người dạy và người học, trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫn, định hướng và tổ chức các hoạt động giúp người học hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Người học với vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác trong học tập, trong việc lĩnh hội và khám phá tri thức mới, song người học phải tuân thủ những quy định theo sự định hướng của người dạy. Người học phải có ý thức tổ chức, kỷ luật cao để hoạt động học tập đạt kết quả tốt nhất.
- Hình thành thói quen tự học, tự giác trong học tập.
LêNin đã từng nói rằng: “Học - học nữa - học mãi”. Hồ Chí Minh cho rằng: “Còn sống thì còn phải học”.
Như vậy chúng ta thấy rằng học tập là công việc gắn bó suốt đời của mỗi con người chúng ta. Nó từ từ thẩm thấu thông qua từng lời giảng của Thầy, bài học của chúng ta chứ không phải học một sớm một chiều mà đủ và cũng không ai có thể học giùm cho chúng ta. Vì vậy, nếu bản thân chúng ta không tự giác học tập, tự xây dựng cho mình thói quen học tập thì dù cho dùng phương pháp, cách thức hoặc người thầy có tận tâm và giỏi giang như thế nào thì cũng không thể mang lại cho người học một lượng kiến thức hoàn chỉnh. Do đó, việc hình
thành thói quen tự học và tự giác trong học tập là một việc làm hết sức cần thiết đối với người học.
- Rèn luyện kỹ năng sưu tầm tài liệu và sử dụng các phương tiện phục vụ học tập.
Học sinh phải huy động và vận dụng một cách tự lực, sáng tạo những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và vốn kinh nghiệm sẵn có. Khi cần phải tích lũy thêm tư liệu (qua đọc thêm sách, báo hoặc làm thí nghiệm, đi thực tế…), vận dụng các thao tác tư duy để đề xuất các giả thuyết nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. Như vậy, ở đây ngay trong cả quá trình học tập, học sinh đã tập dượt làm như nhà khoa học. LêNin đã từng nói: "Không có sách thì không có tri thức". Hay nhà văn Maxim Gorki từng nói “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói đó không những đã chỉ cho chúng ta nơi cất giữ một khối lượng tri thức khổng lồ, mà còn chỉ cho chúng ta con đường để đi tới chân trời tri thức của nhân loại. Không ở đâu có thể giúp chúng ta có nguồn tri thức dồi dào, phong phú như thư viện trên Internet nếu ta biết khai thác và sử dụng tốt nó cho việc học tập của mình. Đây là một thuận lợi lớn, vì vậy người học cần nhanh chóng tiếp cận, tạo lập kỷ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện hiện đại, khai thác tốt thư viện để phục vụ cho việc học tập của mình nhằm đạt kết quả cao nhất.