Thiết kế bài giảng theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y dược bắc ninh (Trang 77)

- Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về bản chất

7. Rút kinh nghiệm: Nội Dung:

3.1.1. Thiết kế bài giảng theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị

- Xác định mục tiêu bài học

Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên trước khi muốn chuyển tải nội dung bài học đến người học. Nó giúp cho người giáo viên nhìn thấy kết quả mà mình muốn học sinh đạt được. Phải xác định cụ thể là học xong bài này, chương này học sinh sẽ nắm được những nội dung cơ bản nào? Người học sẽ đạt được gì sau khi lĩnh hội được kiến thức phần này? nghĩa là sản phẩm mà các em có được sau bài học. Muốn vậy, người giáo viên phải đọc kỹ giáo trình kết hợp với các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học và cái đích mà mình đạt đến trong từng mục, từng tiết học. Mục tiêu dạy học

được xác định là đạt yêu cầu khi đảm bảo hai chức năng: Chỉ đạo việc tổ chức dạy học và tiêu chuẩn để đánh giá khách quan kết quả dạy học. Do đó, mục tiêu bài học phải đảm bảo yêu cầu chính xác, logic để có thể thực hiện và đánh giá hiệu quả được.

Cần xác định cụ thể từng mục tiêu để có thể đạt được như : Trước hết học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản của từng bài, của môn học; Ngoài ra học sinh cần nhận thức đúng đắn nội dung bài học từ đó rèn luyện các kỹ năng tư duy logic và tích cực (phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, các kỹ năng kiến thức cơ bản (nghe, nói, đọc, viết,…). Thường thì những kỹ năng này được thiết kế lồng ghép vào đề cương môn học và cách thức kiểm tra - đánh giá sau mỗi bài học.

- Thiết kế bài giảng theo kiểu dạy học kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại.

* Bước chuẩn bị:

- Xác định nội dung của bài học, kết cấu logic của bài học, phương pháp dạy học chủ đạo là kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại.

- Xác định yêu cầu thực hiện kiểu dạy học kết hợp phương pháp.

+ Đặt ở vị trí bài phức tạp, giúp học sinh bước đầu làm quen kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại, lĩnh hội được những vấn đề lớn, khó khăn.

+ Tốc độ nói của giáo viên phải đủ chậm, phải nhấn mạnh ở những vấn đề trọng tâm để học sinh có điều kiện tri giác và ghi nhớ thông tin.

+ Phải tạo được sự thu hút học tập và đảm bảo tính vừa sức của người học. + Phải đảm bảo các nguyên tắc dạy học của môn chính trị

* Bước thực hiện

Quy trình soạn bài giảng theo kiểu dạy học kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thọai từng phần

- Chủ đề xác định: Làm nổi bật vấn đề cần phải tìm tòi của tình huống có vấn đề đưa ra.

- Mục tiêu giảng dạy: Nêu rõ mục tiêu cần đạt thông qua việc tìm tòi giải quyết phần còn lại của vấn đề đưa ra.

- Nội dung tình huống: + Xây dựng việc đặt vấn đề.

+ Đưa ra hệ thống câu hỏi hoàn thành những bước riêng biệt của việc giải quyết vấn đề.

+ Dự kiến các tình huống mà học sinh trả lời.

+ Với vấn đề khó, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi tương tự, Từ dễ đến khó nhưng hẹp hơn.

+ Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý những dữ kiện bổ sung cho điều kiện của vấn đề khó nhằm hạn chế một số bước giải và phạm vi tìm tòi.

+ Giáo viên giải thích rõ vấn đề và yêu cầu học sinh chỉ rút ra kết luận.

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi kết hợp với các hình thức đàm thoại phát kiến để mỗi câu hỏi sau này được suy ra từ câu hỏi trước. Cuối cùng giải quyết một phần của vấn đề nào đó.

- Nhiệm vụ của học sinh: Sau khi nghe giáo viên lập kế hoạch cho quá trình đi đến lời giải thì học sinh tự lực giải quyết một phần vấn đề, giải quyết vấn đề nhỏ trong vấn đề mà giáo viên đưa ra.

* Xác định phương pháp dạy học

Trước khi xác định phương pháp dạy học người giáo viên đòi hỏi phải nắm vững nội dung chính bài học, vì khi xác định và nắm vững nội dung bài học thì người giáo viên mới có thể tự tin trên bục giảng và xác định phương pháp thích hợp để truyền tải nội dung. Nội dung môn chính trị được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chọn lọc một cách cẩn thận chính xác từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Người dạy cần bám sát chương trình và giáo trình môn học. Đây

là điều bắt buộc vì giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu. Từ cơ sở đó giáo viên soạn đề cương môn học và giáo án môn học.

Từ nội dung môn học kết hợp với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có cùng với năng lực, sở trường, kinh nghiệm sư phạm của người giáo viên thì người dạy sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp giảng dạy tối ưu nhất phù hợp với điều kiện sẵn có. Khi vận dụng các phương pháp dạy học, chúng ta biết mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh, hạn chế nhất định. Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số phương pháp dạy học cao hơn các phương pháp khác.

Chẳng hạn, để người học hiểu bài một cách hệ thống, logic các chuỗi vấn đề và khắc sâu những vấn đề mang tính chính xác, vững chắc như khi giới thiệu về phạm trù thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. thì chúng ta nên sử dụng phương pháp thuyết trình, để phát huy trí thông minh và kích thích tư duy sáng tạo của học sinh trong việc học tập, nghiên cứu và liên hệ thực tiễn thì chúng ta sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại. Ví dụ: Để làm rõ phạm trù thực tiễn theo quan niệm triết học Mác –Lê Nin giáo viên đặt câu hỏi? Anh chị hãy kể một vài hoạt động diễn ra trong đời sống hàng ngày mà em biết? Hs : Hoạt động lao động sản xuất như hoạt động sản xuất lúa gạo, quần áo, sách vở dày dép, hoạt động vui chơi giải trí hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động đấu tranh giai cấp. ..

GV: Những hoạt động này diễn ra ở đâu giáo viên kết luận: => Mác - Lê Nin gọi tất cả những hoạt động này là hoạt động thực tiễn.

Để làm rõ khái niệm thực tiễn của Mác - Lê Nin , giáo viên có thể đặt câu hỏi đàm thoại:

Vấn đề 1: Theo các bạn tại sao Mác - Lê Nin lại cho rằng hoạt động thực tiễn đầu tiên phải là hoạt động vật chất mà không phải là hoạt động khác?

Câu hỏi gợi ý cho học sinh ? con người muốn sống, muồn tồn tại và phát triển phải thoả mãn những nhu cầu gì?.Học sinh trả lời như: Ăn uống, mặc, ngủ, nghỉ, đi lại... Vậy để có những thứ đó con người cần phải làm gì? Phải lao động sẩn xuất tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội. Các nhà máy khu công nghiệp muốn duy trì hoạt động và mở rộng quy mô sản xuất phải có cái gi? Hs: Nguyên, nhiên vật liệu cung cấp cho các nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp để duy trì hoạt động. Vấn đề 2: GV: Thuyết trình xã hội loại người đã lần lượt trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, hình thái kinh tế xã hội sau bao giờ cũng tiến bộ hơn hình thái xã hội trước. Tương ứng với mỗi hình thái đó thì trình độ nhận thức của người lao động cũng có những thay đổi và phát triển khác biệt : GV: Sử dụng PPĐT : Tại sao hoạt động sản xuất vật chất lại mang tính chất lịch sử -xã hội ? Tại sao hoạt động sản xuất vật chất lại là hoạt động của con người?

Như vậy từ ví dụ trên cho ta thấy để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và tăng cường mối quan hệ giữa thầy và trò thì cần sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với PP thuyết trình.

Đặc biệt, đối với môn học giáo dục chính trị thì việc vận dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong quá trình dạy học đang mang lại những thành công nhất định trong quá trình dạy học hiện nay.

Qua kết quả khảo sát, thăm dò thực trạng dạy học và thực nghiệm sư phạm về việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị tại Trường Trung cấp Y Dược Bắc Ninh đã cho thấy sự hạn chế rất lớn trong việc chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống trong xã hội hiện đại, do đó cần khuyến khích tổ chức các hoạt động tự học cho học sinh đồng thời cần phối hợp một cách linh hoạt giữa các phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao hơn.

- Xác định tài liệu và phương tiện dạy học:

Hiệu quả của một bài học phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định chính xác tài liệu môn học và những tài liệu liên quan môn học, nếu tài liệu chính xác

sẽ mang tính thuyết phục, hiệu quả cao. Chẳng hạn, khi tìm hiểu về con người, nhân cách mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Tài liệu liên quan đến vấn đề con người, bản chất con người, những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến bản chất của con người. Mang tính chất liên hệ thực tế lấy ví dụ minh hoạ cụ thể, kể những câu chuyện có thật về bản chất con người, những tác nhân ảnh hưởng đến bản chất con người. Bài học thêm sinh động. Ngoài ra, nếu sử dụng phương tiện dạy học phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nhất là môn học chính trị thì việc sử dụng phương tiện như công nghệ thông tin là hoàn toàn phù hợp và hiệu quả cao.

- Xác định các bước lên lớp:

Việc xác định rõ ràng, cụ thể các bước lên lớp sẽ góp phần đỡ mất thời gian, sa đà vào các việc làm không cần thiết vì khối lượng kiến thức thì nhiều mà thời gian thì quá ngắn, từ đó người dạy có những kế hoạch phù hợp. Vì vậy, việc xác định chính xác các bước lên lớp là hết sức cần thiết trong quá trình dạy học.

3.1.2. Thực hiện tiến trình dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thuyếttrình với phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn giáo dục chính trị

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y dược bắc ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w