Các đơn vị làng

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng phú lương (quỳnh lương, quỳnh lưu, nghệ an) (Trang 58 - 73)

Nhìn chung, cũng như nhiều làng Việt khác ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1945, ở Phú Lương, các đơn vị của làng được tổ chức theo các hình thức tập hợp người sau:

* Xóm và ngõ

Theo các nhà dân tộc học, từ xưa đến nay con người có hai phương thức tập hợp để hình thành nên cộng đồng cư dân, đó là tập hợp theo quan hệ huyết thống và tập hợp theo quan hệ láng giềng. Làng Việt nói chung và làng Phú Lương nói riêng là những đơn vị tụ cư được tập hợp lại chủ yếu theo phương thức thứ hai –quan hệ giữa những người không cùng huyết thống, cùng nhau sinh sống trên một địa vực cư trú và sản xuất.

Việc tổ chức làng theo địa bàn cư trú, cho thấy sự gắn kết giữa các thành viên trong làng không phải chỉ bằng quan hệ máu mủ mà còn gắn kết bằng quan hệ sản xuất. Quá trình gắn kết gắn mọi người trong làng xuất phát từ nhu cầu sản xuất, chế ngự thiên nhiên, dần dần tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau, thậm chí có lúc người ta quan niệm “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

Làng Việt thường được chia làm nhiều xóm, mỗi xóm có nhiều ngõ dựa trên hai yếu tố cơ bản là mật độ dân cư và địa thế. Sự phân chia thành các xóm nhỏ là do chính quyền xã tiến hành và tùy thuộc vào số hộ dân sống trong làng. Cách thức tổ chức nông thôn theo đơn vị xóm đã tạo nên tâm lý gần gũi, xuất phát từ nhu cầu liên kết tự nhiên theo quan hệ tình cảm và đời sống sản xuất của cưdân.

Về mặt quyền lợi, xóm không có tư cách pháp nhân mà phụ thuộc vào làng và chịu luật lệ của làng. Đứng đầu xóm là vị trưởng xóm, đây là người có uy tín được nhân dân trong xóm bầu lên để làm trung gian giữa làng với xóm. Giúp việc trưởng xóm còn có vài ba người do trưởng xóm cử cùng lo công việc chung của xóm. Trong mỗi xóm lại được tổ chức thành hàng xóm, quy tụ tất cả người trong xóm nhằm mục đích tương trợ nhau trong các công việc hiếu hỉ hoặc những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Từ đơn vị xóm lại được chia thành nhiều ngõ. Sự phân chia này thường mang tính chất tự nhiên, trải qua thời gian thành tên gọi của ngõ. Theo các cụ già cao tuổi ở làng, thì tùy thuộc vào các con đường nhánh ăn từ xóm vào các hộ gia đình mà ngõ hình thành. Nhiều khi ngõ còn được xem như là cổng ra vào chung cho tất cả các hộ cư dân sống hai bên đường nhánh. Cũng giống như xóm, ngõ không có tư cách pháp nhân mà phụ thuộc vào xóm. Ngõ và xóm có mối liên hệ khăng khít với nhau trên cơ sở quan hệ láng giềng. Cùng trên một địa vực cư trú, ngõ vừa tham gia vào cái chung của xóm lại vừa có những sinh hoạt mang đặc trưng của hàng ngõ như cũng có các buổi họp để cúng bái và ăn uống. Chi phí cho những dịp như vậy thường do sự đóng góp của dân trong ngõ. Tuy không có tư cách pháp nhân, nhưng xóm và ngõ đều là những đơn vị cấu kết nên làng, gắn kết với làng trong các công việc hành chính và độc lập trong sinh hoạt. Mỗi xóm, ngõ lại có tế tự riêng, cách sống riêng. Hàng năm vào ngày đầu xuân, sau khi Đình Phú Lương (Đình Trung) kết thúc phần lễ hội, dân các xóm lại tập trung ở miếu xóm mình, tổ chức lễ

cầu yên, cầu tài và mở hội vui chơi. Nhiều xóm có khả năng đã mời các đoàn tuồng về diễn cho dân xóm xem.

Quá trình điền dã kết hợp với lời kể của các cụ già và đối chiếu với tư liệu sách vở cho thấy: Trước năm 1945, làng Phú Lương chia thành nhiều xóm. Tên gọi, ranh giới của các xóm cũng có nhiều thay đổi sau khi làng chia đôi vào năm 1913.

Bảng: Tên gọi của các xóm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Phú Lương:

TT Tên xóm trước năm 1945

Tên thường gọi trước đây

Tên gọi

hiện nay Vị trí của xóm

1 Văn Thống Xóm Nắc Xóm 1 Phía Nam làng 2 Văn Tú Xóm Chùa Xóm 5 Phía Tây Bắc 3 Văn Thượng Xóm Vực Xóm 8 Phía Đông Nam 4 Tiến Hóa Xóm Chèo Xóm 4 Trung tâm làng 5 Thọ Quang Đồng Tiến Xóm 7 Phía Đông Bắc 6 Thọ Vực Bắc Hải Xóm 6 Phía Đông Bắc 7 Thọ Kì Hợp Kì Xóm 3 Phía Tây Bắc 8 Hợp Cầu Xóm Hợp Xóm 2 Phía Tây Nam

Qua bảng trên ta thấy ở Phú Lương trước năm 1945 có 8 xóm (gồm: Văn Thống, Văn Tú, Văn Thượng, Tiến Hóa, Thọ Quang, Thọ Vực, Thọ Kì và Hợp Cầu). Song các xóm sống rất đoàn kết hào thuận, cùng chung sức xây đắp những thuần phong mỹ tục tốt đẹp của xóm làng, trong Thúc ước làng Phú Lương đã tự hào về làng mình rằng:

“Vui mừng thay: Tam đa chi ngoại cảnh tam đa Đa đức đa tài du duệ ngộ

Tứ mỹ chi quang tiều tứ mỹ Mỹ danh, mỹ thọ, mỹ khang trang”

Tám xóm đó với tên thường gọi là xóm Rục, Hợp, Vực, Chèo, Chùa, … Qua điền dã được biết xã Quỳnh Lương hiện có 8 xuất phát từ 8 xóm trước năm 1945. Từ tìm hiểu thực tế rút ra một số kết luận sau:

1. Điểm chung nhất là tên gọi của các xóm trước năm 1945 đều đặt theo địa hình, vị trí nơi ở và nghề nghiệp dân cư trong xóm đó.

2. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), chế độ cũ bị xóa bỏ, sự thay đổi đơn vị hành chính cũng như bộ máy chính quyền ở các địa phương, vì vậy hầu như tên xóm không còn được gọi như một tổ chức nhỏ của làng mà thay vào đó là tên gọi của xóm theo thứ tự xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4...có khi kèm theo tên. Đứng đầu mỗi thôn (xóm) là trưởng thôn do dân bầu có vai trò điều hành các công việc trong địa bàn được phân công quản lý. Ở Quỳnh Lương, cũng như bộ máy cơ sở của các thôn xóm khác trong cả nước theo quy định cứ hai năm bầu trưởng thôn một lần. Các thôn đều có nhà văn hóa, trụ sở làm việc, có quy ước, hương ước. Bên cạnh đó, tên gọi của ngõ cũng không còn tồn tại. Mặc dù hiện nay dân cư đông hơn, các con đường phân nhánh đến các hộ gia đình cũng nhiều hơn. Tuy vậy mỗi người dân sinh sống trong đơn vị xóm, ngõ hay thôn thì họ vẫn luôn ý thức được trách nhiệm của mình, không chỉ đối với cộng đồng làng, nước mà còn đối với mối quan hệ láng giềng bền chặt trên cùng một địa bàn cư trú.

3. Từ vị trí của các xóm hiện nay cho thấy sự phát triển của làng ban đầu từ phía Bắc sau tiến dần về phía Nam, bồi trúc đất ven sông về phía Tây, một số thôn mới ra đời trên cơ sở hợp nhất các thôn cũ trước đó. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển dân cư trong làng. Ở Quỳnh Lương mỗi xóm hiện có từ 160 đến 220 hộ [8]. Còn ở Phú Lương trước năm 1945, do đặc điểm địa hình đất thổ cư, dân số ngày càng phát triển nên làng khuyến khích bồi trúc đất bờ sông tiến dần về phía Tây Nam để xây dựng nhà cửa. [53].

* Dòng họ

Nếu như xóm là một tổ chức tập hợp người dựa trên quan hệ láng giềng thì dòng họ là một tổ chức tập hợp người theo quan hệ huyết thống, là đơn vị cộng cảm về huyết thống trên cơ sở quan niệm về ông tổ chung, được củng cố nhờ gia phả (hay tộc phả), nhà thờ họ, lễ giỗ tổ và một phần cơ sở kinh tế chung (quỹ họ và ruộng họ). Trong các dòng họ ở Phú Lương, chúng tôi xin

đề cập một số dòng họ đến đây định cư sớm và có công lớn trong việc hình thành, phát triển của làng.

Dòng họ Lê: Dựa vào cuốn phổ ký của Cử nhân Phan Ước chi đại, soạn năm Thành Thái thứ 11 (1899) và tài liệu phiên âm dịch thuật sơ lược về Lê tộc phổ ký của Tùng Phong trên báo “Trung bắc chủ nhật”- tộc phả họ Lê do ông Hồ Khắc Quảng viết ngày 2-1-1945, được dịch lại năm 1995, cho biết: Thi tổ là cụ Lê Đình Nghị từ Đồng sót, cạnh làng Thanh Dạ xuống cư trú tại ấp Lau lập nên làng Lau vào thời vua Lý Nhân Tông- năm Thuận Thiên (1128). Theo gia phả và diễn truyền sự tích gia phả thì vợ chồng cụ thuở mới đến làng rất hàn vi, vì là dân ngụ cư nên phải ở bìa làng, phải mở quán nước nhỏ ven đường kiếm sống qua ngày. Tuy nghèo khó nhưng cả hai đều có lòng nhân ái hay giúp đỡ người. Dẫu là ở nơi đất khách quê người nhưng do đức độ mà cụ được nhân dân địa phương tin yêu và cảm phục. Tuy nhiên cụ Lê Đình Nghị mất sớm. Cụ sinh một người con trai tên là Lê Công Phúc. Tấm lòng nhân đức rộng rãi của cụ Lê Đình Nghị để lại danh tiếng, phúc ấm về sau, do đó con cháu phồn thịnh. Từ thế hệ thứ ba trở đi, dòng họ này có nhiều người đỗ đạt.

Sau này con cháu của cụ Lê Đình Nghị, nhiều người có công phò vua Lê chúa Trịnh, dẹp yên giặc giã, dựng căn cứ thủy quân ở xóm Eo (Xóm 5 Quỳnh Lương ngày nay). Về sau, khi ông Lê Công Phúc tuổi cao trí sĩ còn được vua Lê tin dùng, mời ra giúp triều đình dẹp yên dư đảng nhà Mạc ở vùng Sơn Nam. Bằng tài năng và mưu trí của mình, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà triều đình giao phó.

Khi nghỉ hưu trở về quê hương, ông còn chiêu dân lập ấp, dựng làng, cưới chợ, lập bến đò Mơ, phát triển nghề nghiệp cho dân thôn Phú Lương như dạy dân, làm tơ lụa, dệt vải, đánh bắt cá. Khát vọng cải tạo tự nhiên, khai thiên phá thạch, quyết tâm biến mảnh đất hoang vu này thành nơi sinh sống lâu dài và cho con cháu đời sau của cụ. Sau khi ông mất, triều đình cho cấp

kinh phí làm lễ mai táng, tấn phong ông là Phó Quốc Vương. Nhân dân Phú Lương dựng đền thờ ông.

Như vậy, có thể nói ông Lê Công Phúc là người đóng góp nhiều trí tuệ, công sức, tiền của cho việc mở mang diện tích cư trú và trồng trọt, phát triển kinh tế, văn hóa của làng Phú Lương, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của địa phương.

Dòng họ Lê là một trong những họ đến sớm ở đây. Tuy không phải là dòng họ sớm nhất khai dân lập ấp ở Phú Lương nhưng khi dòng họ Lê về đây lập nghiệp cũng là lúc mở đầu cho thời kỳ phát triển thịnh vượng của làng.

Trải qua các đời, dòng họ này đã góp phần xây dựng các di sản văn hóa của làng, làm cho Phú Lương thành một làng quê giàu đẹp với đời sống vật chất, tinh thần phong phú. Từ khởi nguồn di cư của cụ Lê Đình Nghị, con cháu họ Lê Công dần đến định cư ở Phú Lương và cũng từ đó lan toả khắp các làng khác ở vùng bãi ngang, với trên 40 chi [53]. Trong quá trình phát triển của mình, dòng họ Lê đã cùng các dòng họ khác như họ Hồ, Nguyễn, Bùi…vượt qua bao khó khăn thử thách của tự nhiên, địch họa để xây dựng và bảo vệ quê hương Phú Lương.

- Dòng họ Hồ: Là một trong số các dòng họ đặt nền móng lâu đời ở xứ Nghệ. Tổ mở đầu là trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Trung Quốc, sang Việt Nam thời hậu Hán, đến cuối triều Ngô thì làm Thái thú Châu Diễn. Khoảng năm 960, ông từ quan, lui về làm trại chủ ở hương Bào Đột (Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu ngày nay) [32;169]. Từ Châu Diễn (Quỳnh Lưu), trải trên 1.000 năm, qua khoảng 38 đời, bị hẫng hụt giai đoạn đầu khoảng 10 đời, đến nay họ Hồ chia thành nhiều trung chi, phát triển khắp mọi miền của tổ quốc. “Châu trung Hồ tính giai kỳ miêu duệ” (trong Châu này, họ Hồ đều là con cháu ông. Gia phả ghi như vậy).

Họ Hồ ở Quỳnh Lương cũng như các làng khác ở vùng Bãi Ngang gồm nhiều chi, có chi từ Yên Thành ra, chi từ Quỳnh Bảng xuống, chi từ Quỳnh Đôi sang, nhưng người đầu tiên của dòng họ Hồ đặt chân đầu tiên xuống vùng

Bãi ngang đó là ông Hồ Đức Trạch từ năm Thuận Thiên (1128)…Nói chung họ đều là hậu duệ nhiều đời của ông tổ Hồ Hưng Dật mà nhánh gần nhất đều thuộc dòng dõi ông Hồ Hồng. Hồ Hồng là cháu đời thứ 14 của trạng nguyên Hồ Hưng Dật [17;59]. Tới nay chi đến sớm nhất đã 18 đời. Trong nhà thờ của họ Hồ, tại nhà ông Thuật Mỹ, có đôi câu đối:

“Ấp cư Hoàn Hậu, Hoàn môn địa Hệ xuất Hoan Châu, cổ nguyệt đường” Tạm dịch:

Đến ở đất làng Hoàn Lương, xã Hoàn Hậu, Hệ mối bắt nguồn từ Châu Hoan về [22].

Trong quá trình định cư, họ Hồ đã có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế, văn hóa của làng Phú Lương. Thời cận đại, người nổi danh về chữa bệnh cứu người là cụ Hồ Trọng Liêu, đã được quan án sát tỉnh Hà Đông thán phục vì chữa được bạo bệnh cho mẹ ông. Cụ Hồ Ngoạn (còn gọi là ông Tú Bộ) nổi danh về nhân đức trong chữa bệnh và bốc thuốc không lấy tiền người nghèo. Các cụ Hồ Hữu Phớt, Hồ Sư Trác, Hồ Sư Trà bốc thuốc chữa bệnh rất tài ba, uy tín. Hầu hết các lương y này cũng là thầy đồ dạy học trong làng. Họ Hồ Quỳnh Lương còn tự hào có ba thế hệ của dòng họ nổi tiếng trong làng mộc mà sự tài ba đã thành giai thoại, là các cụ Phó Oanh (cha), phó Tu (con), Hồ Khuê (cháu). Nối nghiệp cha ông, cụ Hồ Khuê trở thành con chim đầu đàn trong nghề mộc truyền thống quê hương. Nhờ cụ chỉ dạy, nhiều lớp thợ có bàn tay vàng ra đời. Đầu năm Mậu Tý (1948), cụ thay cha mình dựng thành công con voi nan phục vụ hội trò Lề lần cuối. Sau này, cụ còn sản xuất được cả đàn Vi-ô-lông và Măng-đô-lin phục vụ phong trào văn nghệ kháng chiến chống Pháp tại quê hương.

Ngoài ra, họ Hồ còn có một nghệ nhân có tài viết, khắc, chạm đại tự và câu đối, là cụ Phó Quán (Hồ Quán hay là Thiềng Quán). Cụ là tác giả bức đại tự bốn chữ “Quỳnh Lưu bái hạ”, viết vào khoảng tháng 5 năm 1937 để đón vua Bảo Đại, hoàn thành chỉ sau mấy giờ đồng hồ, được tri huyện khen, thết

rượu và thưởng tiền. Đại bộ phận đại tự và câu đối trong làng đều do cụ viết, khắc, chạm.

Gia phả họ Hồ (Quỳnh Lương) còn ghi lại đóng góp của những người con họ Hồ trong chiến đấu bảo vệ quê hương, làng xóm trước hải tặc. Khoảng thế kỷ XIX về trước, Phú Lương là một trong những làng giàu có, lại ở có đường sông nối với 3 cửa lạch, cửa biển, thương thuyền của nhà Thanh và các tàu buôn khác thường xuyên vào buôn bán, nên đó là mục tiêu rất hấp dẫn của bọn cướp biển. Ông Hồ Bá Viện là một trong số các quan võ về hưu đã chỉ huy phu dân (một tổ chức vũ trang tự lập của nhân dân để bảo vệ xóm làng) đánh đuổi giặc khi chúng đến.

Ông vốn làm hành binh, chức xuất đội trưởng ở tỉnh Quảng Yên, đến tuổi nghỉ hưu về quê trí sĩ. Ngày 5 tháng 2 năm 1805 (Ất Sửu), giặc tàu ô tràn lên làng cướp của. Lực lượng dân phu dưới sự chỉ huy của ông giao chiến quyết liệt, giặc phải rút lui xuống tàu. Ông thúc quân đuổi theo, đến xóm Tân Hưng (Sơn Hải ngày nay) chúng bắn ông bị thương nhưng ông vẫn tiếp tục chỉ huy dân phu chiến đấu dũng cảm. Giặc tháo ra biển, nhưng vết thương quá nặng, ông không qua khỏi. Nhân dân vô cùng thương tiếc ông. Triều đình truy tặng ông “Kiến công đô úy tinh binh cai đội – Hàm ngũ phẩm”. Tỉnh trích ngân khố cấp cho gia đình 30 quan tiền (tương đương 3.000 đồng) và cho một người con làm bá hộ. Từ đó về sau, bọn tàu ô không dám bén mảng lên đất

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng phú lương (quỳnh lương, quỳnh lưu, nghệ an) (Trang 58 - 73)