Nhân tốTRƯNG BÀY tác động vừa phải đến mức độ hài lòng của khách hàng với hệ số Beta là 0.180. Đối với cửa hàng thì việc trưng bày hàng hóa trong
cửa hàng là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu
dùng. Đây cũng là cách thức cạnh tranh đơn giản và dễứng dụng nhất.
Dựa vào thống kê mô tả (phụ lục 4.2), mức độ đánh giá trung bình của nhân tố TRƯNG BÀY với các biến quan sát: “Hàng hóa được trưng bày đẹp, bắt mắt, dễ tìm”, “Hàng hóa được xếp ngăn nắp theo ngành, loại hàng”, “Bảng thông tin về hàng hóa rõ ràng”, “Có bảng chỉ dẫn hàng hóa trong cửa hàng”, “Trưng
bày hàng mua chung gần nhau, tiện lợi” lần lượt là 3.6090, 3.7578, 3.6194, 3.6194, 3.6713. Kết quả cho thấy khách hàng khá hài lòng với cách bố trí, trưng
bày hàng hóa, thực phẩm và độ lệch chuẩn cũng không cao cho thấy mức độ
phân tán của các đánh giá không nhiều.
Kết quả mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với nhân tố TRƯNG BÀY đạt tỷ lệtương đối cao cho thấy khách hàng có thiện cảm với cách bày trí hàng hóa thực phẩm trong cửa hàng. Nhưng phần lớn mức độ đánh giá
vẫn xoay quanh ý kiến từ mức độ “Bình thường” đến “Đồng ý”. Vì vậy, để gia
tăng mức độ hài lòng khách hàng lên mức cao hơn thì Ban lãnh đạo cửa hàng SatraFoods cần có một số giải pháp sau:
- Thu hút từcái nhìn đầu tiên: một sản phẩm chỉ có vài giây để thu hút sự
chú ý của người mua, do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu trong trưng bày là sản phẩm phải được nhìn thấy dễ dàng. Muốn vậy thì hàng hóa phải được đặt đúng vị
trí khu vực của ngành hàng, chủng hàng tiện lợi cho việc tìm kiếm nhanh.
- Nhóm các sản phẩm có công dụng hoặc tính chất riêng biệt lại với nhau. Nhóm những sản phẩm giống hoặc có liên hệ lại với nhau để khách hàng dễ tìm.
- Cửa hàng có diện tích tương đối nhỏ nên không gian mua sắm thường không thể rộng rãi, thoải mái. Chính vì vậy mà việc sắp xếp hàng hóa tạo cảm giác thoải mái và dễ nhìn là điều quan trọng vô cùng, đảm bảo không gian cho từng sản phẩm trên kệ, tránh trường hợp đổ vỡ, hư hỏng hàng hóa trên kệ trong quá trình chọn lựa sản phẩm.
- Mô hình chung cho hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods: điều quan trọng của sự khác biệt đó là khi khách mua hàng tại một cửa hàng của hệ thống cũng giống như bạn đang đứng ở một trong số các cửa hàng còn lại. SatraFoods cần chuẩn hóa cho mình một mô hình riêng biệt để người mua cảm nhận sự khác biệt đó mà không thể đánh đồng vào bất cứ một hệ
thống nào đang có mặt trên thị trường, đó là sự khác biệt về tính tiện lợi trong dịch vụ cung cấp thực phẩm tươi ngon, giá hợp lý, chất lượng đảm bảo.
- Bố trí các gian hàng thực phẩm tươi sống, đồ dùng tiện ích hàng ngày, hàng khuyến mãi, giảm giá gần khu vực cửa chính, quầy tính tiền để tạo thêm sự
thuận tiện cho khách hàng.
5.2.3.Tạo ra ngày càng nhiều sự tiện lợi cho khách hàng
Đây là nhân tố có mức độ tác động thấp nhất đến mức độ hài lòng của khách hàng với hệ số Beta thấp nhất trong mô hình nghiên cứu là 0.116. Với một xã hội hiện đại, thì yếu tố tiện lợi trong các cửa hàng là điều tất yếu. Tuy nhiên,
để đáp ứng đúng tâm lý và nhu cầu của khách hàng thì đòi hỏi các cửa hàng tiện lợi SatraFoods phải luôn đổi mới theo xu thếđể thu hút khách hàng.
Dựa vào thống kê mô tả (phụ lục 4.2), mức độ đánh giá trung bình của nhân tố TIỆN LỢI với các biến quan sát: “Giao thông xung quanh cửa hàng tiện lợi”; “Cửa hàng có chỗ giữ xe rộng rãi, an toàn”; “Đa dạng vềphương thức thanh
toán”; “Có tư vấn về thực phẩm và chế biến sẵn” lần lượt là 3.3979, 3.3529, 3.3668, 3.2872. Kết quả cho thấy khách hàng tương đối hài lòng với sự tiện lợi mà cửa hàng SatraFoods mang lại và độ lệch chuẩn cũng không cao cho thấy mức độ phân tán của các đánh giá không nhiều.
Kết quả mức độđánh giá trung bình của khách hàng đối với nhân tố TIỆN LỢI đạt tỷ lệ không cao cho thấy khách hàng vẫn chưa cảm nhận hết sự tiện lợi do cửa hàng SatraFoods mang lại. Phần lớn đánh giá vẫn xoay quanh ý kiến mức
độ “Bình thường”. Vì vậy, để gia tăng mức độ hài lòng khách hàng lên mức cao
hơn thì Ban lãnh đạo cửa hàng SatraFoods cần có một số giải pháp sau:
- Tạo nơi đậu xe thuận tiện khi mua sắm cho khách hàng: hiện nay mặt bằng cung ứng cho việc xây dựng các cửa hàng tiện lợi là không hiếm, nhưng
mức giá thuê mặt bằng lại quá cao và lại luôn biến động theo chiều hướng tăng, nên để có được 1 mặt bằng thuận lợi, vừa đảm bảo gần vị trí khu dân cư, vừa
đảm bảo đủ rộng, thoáng để tạo 1 nơi để xe thoải mái cho khách là một bài toán khó cho các nhà quản lý. Vì vậy, các nhà quản lý cần coi trọng vấn đề này và cố
gắng tạo không gian để xe cho khách hàng bằng việc tìm các mặt bằng đủ lớn và
có người sắp xếp, trông coi, dắt xe cho khách ra vào cửa hàng.
- Kết hợp với các ngân hàng để tạo ra nhiều phương thức thanh toán: với xu thế tiêu dùng và thanh toán hiện đại thì khách hàng luôn hướng đến việc sử
dụng thẻ ngân hàng để thanh toán hóa đơn. Ngày 08/09/2014, Tổng công ty
thương mại Sài gòn - TNHH MTV (SATRA) đã đánh dấu việc hiện diện ở kênh bán lẻ hiện đại bằng lễ ra mắt sản phẩm thẻ đồng thương hiệu SATRA-BIDV và
hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Sự kiện này đã nâng vị thế SATRA và mang lại cho người tiêu dùng giải pháp chi tiêu hiện đại, tiết kiệm.
- Tạo ra nhiều dịch vụ tiện lợi phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: bán hàng qua điện thoại, giao hàng tận nhà, có thực phẩm đã qua sơ chế,…
- Bố trí nhân viên hỗ trợ khách chọn mua hàng nhanh, đi ngay. Hiện nay, tại các siêu thị lớn như BigC và Co.op Mart đã triển khai các quầy hỗ trợ khách mua hàng ngay tại trước cửa siêu thị. Các quầy hỗ trợ này nhằm mục đích tiết kiệm thời gian mua sắm đối với những khách mua lượng hàng hóa ít như: tiết kiệm thời gian gửi xe, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và chọn lựa hàng hóa, tiết kiệm thời gian thanh toán tiền. Với những lợi ích nêu trên thì các cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods nên bố trí nhân viên hỗ trợ các khách hàng thuộc nhóm không có nhiều thời gian mua sắm.