Bảng 3.3: Mã hóa các biến khảo sát
TT MÃ Nội dung câu hỏi
I HH HÀNG HÓA
1 HH1 Cửa hàng có nhiều mặt hàng mới 2 HH2 Hàng hóa luôn đảm bảo hạn sử dụng
3 HH3 Cửa hàng có đầy đủ các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày
4 HH4 Thực phẩm tươi ngon
5 HH5 Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
6 HH6 Giá hàng hóa cạnh tranh so với những kênh khác
II TB TRƯNG BÀY
7 TB7 Hàng hóa được trưng bày đẹp, bắt mắt, dễ tìm 8 TB8 Hàng hóa được xếp ngăn nắp theo ngành, loại hàng 9 TB9 Bảng thông tin về hàng hóa rõ ràng
10 TB10 Có bảng chỉ dẫn hàng hóa trong cửa hàng 11 TB11 Trưng bày hàng mua chung, gần nhau tiện lợi
12 TB12 Có băng rôn, poster vềcác chương trình KM, giảm giá
III MB MẶT BẰNG
13 MB13 Cửa hàng đặt tại địa điểm dễ tìm
14 MB14 Giao thông xung quanh cửa hàng tiện lợi 15 MB15 Cửa hàng có chỗ giữ xe rộng rãi, an toàn 16 MB16 Khu vực mua sắm sạch sẽ
IV NV NHÂN VIÊN
17 NV17 Nhân viên vui vẻ, thân thiện, lịch sự
18 NV18 Nhân viên nắm rõ thông tin sản phẩm 19 NV19 Dễ tìm thấy nhân viên khi cần
20 NV20 Nhân viên ăn mặc gọn gàng, chuyên nghiệp 21 NV21 Nhân viên tính tiền nhanh chóng, chính xác
22 NV22 Nhân viên giải quyết khiếu nại nhanh chóng, hợp lý
V TL TIỆN LỢI
23 TL23 Thời gian đóng cửa, mở cửa hợp lý 24 TL24 Tiết kiệm thời gian mua sắm
25 TL25 Có đầy đủ mặt hàng
26 TL26 Đa dạng vềphương thức thanh toán 27 TL27 Có tư vấn về thực phẩm và chế biến sẵn 28 TL28 Nhiều dịch vụngoài mong đợi
VI HL HÀI LÒNG
29 HL29 SatraFoods là lựa chọn đầu tiên
30 HL30 Sẵn sàng giới thiệu người thân, bạn bè, hàng xóm 31 HL31 Hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ
(Nguồn: theo nghiên cứu của tác giả)
Tóm tắt chương 3
Chương này trình bày tổng quát về phương pháp thu thập dữ liệu, phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong đềtài và các bước tiến hành để thực hiện đề
tài. Thông qua tiến hành nghiên cứu sơ bộ, tác giả xác định lại các yếu tố tác
động đến sự hài lòng của khách mua hàng tại cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods. Dựa vào kết quả của nghiên cứu sơ bộ, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu chính thức, thu thập dữ liệu cho việc phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods
4.1.1.Khái quát về sự phát triển các cửa hàng tiện lợi tại TpHCM
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), thịtrường bán lẻ Việt Nam có thểđạt doanh thu trên 80 tỷUSD trong năm 2014 và lên tới 100 tỷ USD
vào năm 2016. Với tiềm năng đó, Việt Nam đã trở thành thị trường mục tiêu đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, mà minh chứng rõ nét nhất chính là việc các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tiếp tục mở rộng đầu tư
vào thịtrường này.
Cùng với sự phát triển của hàng loạt hệ thống cửa hàng tiện lợi như Circle
K, Shop&Go, FamilyMart,... những năm trở lại đây, các thương hiệu lớn trong ngành bán lẻ đều mở thêm các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ. Đây là mô hình kết hợp giữa siêu thị và cửa hàng tiện lợi, vừa giảm thiểu khó khăn về chi phí mặt bằng, vừa là cách để những doanh nghiệp bán lẻ lớn xoay chuyển vốn nhanh hơn,
giảm hàng tồn kho và mở rộng độ phủ cạnh tranh.
Saigon Co.op, BigC, Tổng công ty TM Sài Gòn, Citimart đều triển khai những cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, len lỏi trong các khu dân cư nhằm khuếch
trương thương hiệu, giảm hàng tồn kho và mởđộ phủ cạnh tranh.
Theo Nielsen Việt Nam, năm 2014 hiện TP.HCM có 500 cửa hàng tiện lợi, trong đó, 60% số cửa hàng này thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, nếu nói về mô hình cửa hàng thực phẩm quy mô nhỏ (food stores) thuộc hệ thống các siêu thị lớn thì chỉ có: Co.op Food, Satrafoods, New Chợ và Vissan. Ngoài ra, còn có các cửa hàng chuyên doanh về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp như
Guardian và các cửa hàng tiện lợi.
Năm 2008, 4 cửa hàng thực phẩm Co.op Food đầu tiên do Công ty TNHH MTV Thực phẩm Saigon Co.op, trực thuộc Liên hiệp HTX TM TPHCM (Saigon Co.op) mở. Đến năm 2014, đã có 70 cửa hàng Co.op Food với khoảng 10.000 mặt hàng nhưng chủ yếu là nhóm hàng thực phẩm, phủ khắp các quận huyện, các
khu công nghiệp, khu chế xuất tại TPHCM. Với mô hình Co.op Food, Saigon
Co.op luôn đặt mục tiêu mở rộng hai mảng: siêu thị và các cửa hàng thực phẩm. Mục tiêu hướng tới là con số 100 siêu thị, cửa hàng tiện lợi vào năm 2015 và dự
kiến, đến năm 2020 sẽ có khoảng 20 đại siêu thị phục vụ nhu cầu mua sắm của
người dân. Thay vì phát triển mô hình siêu thị truyền thống, Saigon Co.op đang
mở ra nhiều mô hình mới, trong đó có mô hình cửa hàng thực phẩm nhỏ nhưng
linh hoạt hơn. Tiêu chí các cửa hàng thực phẩm Co.op Food là có quy mô từ 100 - 500mP
2
P
, phục vụcho dân cư trong vòng bán kính 500m. Song, những cửa hàng Co.op Food sau này lại được mở rộng diện tích hơn. Chẳng hạn, Co.op Food ở KCN Vĩnh Lộc có diện tích 1.000mP
2
P
, vốn đầu tư hơn 5 tỷ đồng, với khoảng 10.000 mặt hàng.
Gần đây, hệ thống cửa hàng Satrafoods thuộc Tổng công ty TM Sài Gòn
cũng không ngừng mở rộng. Từ năm 2011 đến nay cũng đã có 45 cửa hàng đi
vào hoạt động, với gần 2.000 mặt hàng thực phẩm thiết yếu, hàng gia dụng,... và hàng bình ổn giá (gạo, đường, dầu ăn, trứng, thịt gia súc,...).
Trong khi đó, BigC thuộc Tập đoàn Casino Group (Pháp), sau khi mở các siêu thị, nhà bán lẻ này cũng bắt đầu mở các thương hiệu trực thuộc có quy mô nhỏ hơn như các cửa hàng New Chợ (diện tích từ 300 - 500mP
2
P
/cửa hàng). Đồng thời, năm 2013, nhà phân phối này cũng đã mở thêm mô hình mới là cửa hàng tiện lợi C Express. Chiến thuật của Big C Việt Nam với chuỗi New Chợ và C
Express là giúp thương hiệu Big C phủ rộng đến các khu dân cư.
Hệ thống siêu thị Citimart cũng đầu tư vào các cửa hàng nhỏ bằng cách mua lại hệ thống Family Mart của Malaysia tại các trung tâm mua sắm Parkson,
TPHCM. Song song đó, Citimart cũng đang phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi
thương hiệu B&B (Best&Buy).
Nhìn chung, thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ tại TPHCM nói riêng còn rất nhiều tiềm năng để các tập đoàn bán lẻ lớn trong và
ngoài nước khai thác. Đến năm 2015 với việc mở cửa thị trường hoàn toàn theo cam kết khi gia nhập WTO thì thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ còn diễn ra sôi động
hơn nữa với cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tập đoàn bán lẻ để gia tăng thị
phần, từng bước chiếm lấy thị trường.
4.1.2.Đôi nét về Tổng công ty thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (SATRA)
Tổng công ty thương mại Sài Gòn - SATRA là một trong những doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1995 đến nay, công ty đã xây dựng và phát triển trở thành một trong những Tổng
Công ty Thương mại lớn với hơn 70 doanh nghiệp gồm công ty con, công ty liên kết và công ty liên doanh, với doanh thu 42.310 tỉ đồng (2013) và đội ngũ nhân viên hơn 16.000 người với tầm nhìn trở thành một trong những tập đoàn lớn và vững mạnh của quốc gia, và có uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới. Ngoài trụ sở đặt tại TPHCM, công ty còn thành lập văn phòng đại diện tại Yokohama, Osaka - Nhật Bản, Yangon - Myanmar và Campuchia.
Các hoạt động kinh doanh: - Sản xuất chế biến - Xuất nhập khẩu - Phân phối sỉ và lẻ - Dịch vụ - Đầu tư Các ngành kinh doanh chủ yếu: - Thực phẩm và đồ uống - Hóa mỹ phẩm - May mặc - Vật liệu xây dựng - Đồ gỗ, trang trí nội thất - Thủ công mỹ nghệ
- Bao bì các loại - Dịch vụ giao nhận và kho vận
- Khách sạn, nhà hàng - Dịch vụ cho thuê mặt bằng, văn phòng
- Du lịch và đào tạo - Nhiên liệu, xăng dầu, chất đốt các loại
Lĩnh vực nông sản là một trong những thế mạnh của SATRA. Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền với diện tích rộng 65ha, là chợ đầu mối đầu tiên tập trung với quy mô lớn của thành phố và cả nước, chuyên cung cấp hàng nông sản thực phẩm tươi sống như: thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả,
nấm, gia vị, trái cây,... để phục vụ cho nhu cầu của TPHCM và các vùng lân cận. Ngoài chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, các công ty thành viên của SATRA hoạt động kinh doanh về lĩnh vực nông sản có: Công ty Cofidec, Chi
nhánh Satra Đồng Tháp, Công ty Agrex Sài Gòn,…
Công ty APT, Công ty Cofidec, Công ty Cầu Tre, Công ty Cagico, Công ty Agrex Sài Gòn là các công ty thành viên của Satra chuyên kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản. Mặt hàng hải sản đông lạnh và hàng khô của các đơn vị nhiều
năm liền nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. Có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng cũng như giá cả tại các thị trường Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc…
cũng như đẩy mạnh chương trình kinh doanh nội địa trên phạm vi cảnước. Công ty luôn đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú như jam-bon, thịt nguội, giò chả, bò viên, cá viên, chả giò thịt, chả giò rế, cá ba sa tẩm gia vị, xúc xích, đồ
hộp,… Trong nhiều năm liền, sản phẩm của công ty đạt các danh hiệu “Thương
hiệu nổi tiếng” và “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.
Với lợi thế là doanh nghiệp có nhiều đơn vị trong cùng hệ thống như
Vissan, Cầu Tre, APT, Cofidec, Agrex Sài Gòn, Nhabexim,… chuyên sản xuất hàng thực phẩm chế biến, nhà máy chế biến gạo của SATRA chuyên cung cấp các loại gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, chợ đầu mối Bình
Điền chuyên cung cấp rau, củ, quả tươi và các loại thủy hải sản,…. SATRA đã cho ra đời hệ thống cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods kinh doanh theo mô hình bán lẻ hiện đại nhằm mục đích phục vụ tối đa cho người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Với tiêu chí “Hàng tận gốc - Tươi mỗi ngày”, cửa hàng Satrafoods luôn cam kết mang đến cho người tiêu dùng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và giá cả cạnh tranh.
4.1.3.Giới thiệu về cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods
Ngày 10/05/2011, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - SATRA đã khai trương cửa hàng tiện lợi SatraFoods đầu tiên tại số 347-353 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TPHCM. Cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods này có diện tích 750m2, ở ngay khu vực trung tâm và nằm trên một trong những trục giao thông chính của quận 5.
Chỉ hơn 3 năm kể từ ngày khai trương cửa hàng thực phẩm tiện lợi
SatraFoods đầu tiên, đến nay SATRA đã có 45 cửa hàng thực phẩm tiện lợi trên khắp địa bàn TpHCM với sựra đời của cửa hàng thứ4 trên địa bàn quận 1 và là cửa hàng thứ 45 trên toàn hệ thống tại số 32 đường Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TpHCM vào ngày 09/09/2014 (Danh sách các cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods tại TPHCM - phụ lục 1).
Mục tiêu của SATRA thông qua SatraFoods là đáp ứng nhu cầu của những người vừa đi làm vừa làm nội trợ, những người này có nhu cầu mua thực phẩm tươi sống thiết yếu trên đường đi làm về tại một nơi sạch sẽ, lựa chọn nhanh gọn và đảm bảo vệ sinh, những yêu cầu mà hệ thống chợ hay các kênh bán lẻ hiện có chưa thực sự thỏa mãn, thu hút khách hàng từ các kênh mua sắm khác, từđó tăng thị phần và độ bao phủ của mình.
Thừa nhận mình là đơn vị xuất hiện sau, yêu cầu đối với sự khác biệt theo
đó càng lớn và ra đời trong hoàn cảnh kinh tế năm 2011 có nhiều khó khăn, ảnh
hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng, nhưng đại diện chuỗi cửa hàng
SatraFoods tin tưởng hệ thống cửa hàng thực phẩm tiện lợi sẽ phát triển tốt nhờ
lợi thế về nguồn gốc hàng hóa (các mặt hàng bán tại SatraFoods do các công ty,
đơn vị thành viên trực thuộc SATRA cung cấp), và mạng lưới phân phối.
Các cửa hàng SatraFoods luôn nằm tại các vị trí sầm uất của trung tâm TPHCM giúp người dân địa phương, nhân viên làm việc ởcác văn phòng tại các
trung tâm thương mại xung quanh có thêm cơ hội để tiếp cận với các sản phẩm hàng Việt chất lượng, đảm bảo vệ sinh, tươi, ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Việc
đưa chuỗi cửa hàng Satrafoods vào hoạt động là bước đột phá quan trọng trong việc xây dựng và hiện đại hóa hệ thống phân phối mang thương hiệu SATRA theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty lần thứ IV (chương trình triển
khai có hiệu quả phương án sắp xếp mặt bằng và xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị - chợ - trung tâm thương mại).
Chuỗi cửa hàng Satrafoods hằng ngày kinh doanh theo mô hình bán lẻ
hiện đại có khoảng 2.000 mặt hàng, trong đó khoảng 80% mặt hàng là thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, rau củ quả và hải sản tươi sống, 20% còn lại là các mặt hàng hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng. Thực hiện tiêu chí “Hàng tận gốc - tươi mỗi ngày”, cửa hàng Satrafoods luôn cam kết mang đến cho người tiêu dùng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và giá cả cạnh tranh. SATRA cũng muốn khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ của hàng Việt Nam nói chung và các đơn vị thành viên của Tổng công ty nói riêng.
Có thể thấy, chuỗi cửa hàng tiện lợi Satrafoods với những lợi thế về chất
lượng, giá cả tốt đã và đang ngày càng nhận được sự tin yêu của người dân thành phố. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt cửa hàng ích hiện đại,
văn minh quả là thách thức với Satrafoods nói riêng và Tổng công ty Thương
mại Sài Gòn trong chiến lược phát triển kinh doanh. Đây cũng là điều mà lãnh
đạo đơn vị rất thấu hiểu và đã đặt ra bước đi cụ thể cho mục tiêu phát triển. Vì vậy, SATRA luôn mang đến sựtin tưởng cho đối tác, hài lòng cho khách hàng và trách nhiệm vì cộng đồng. Quả vậy, xã hội càng phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao thì cửa hàng tiện lợi là cần thiết, không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống, mà còn rút ngắn thời gian mua sắm của người dân.
4.2. Kết quả khảo sát và thảo luận
Có tất cả 300 phiếu khảo sát được nhóm thu thập dữ liệu phát ra tại 05 cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods theo tiêu chí thuận tiện như sau:
- Cửa hàng Satrafoods số 187 Phạm Văn Hai, Q.TB 60 phiếu - Cửa hàng SatraFoods số 46-48 đường 41, Q.4 60 phiếu - Cửa hàng SatraFoods số163 Phan Đăng Lưu, Q.PN 60 phiếu - Cửa hàng SatraFoods số 2-4-6 Lê Thị Riêng, Q.1 60 phiếu
- Cửa hàng SatraFoods số353 Lê Văn Lương, Q.7 60 phiếu Sau khi phỏng vấn trực tiếp khách hàng và thu lại phiếu khảo sát thì có