- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
4.1.1.2 Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển của Vietcombank Đồng Tháp có sự biến động từ năm 2011 đến năm 2013. Trong đó, vào năm 2011 vốn điều chuyển là 732.880 triệu đồng chiếm hơn 34,31% tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Lượng vốn huy
43
động được trong năm tương đối thấp làm cho Chi nhánh phải sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ Hội sở chắnh (HSC).
Qua năm 2012, tỷ trọng vốn điều chuyển tăng lên ở mức 938.492 triệu đồng, chiếm 31,69% trong tổng nguồn vốn. Mặc dù tổng nguồn vốn của năm 2012 tăng so với năm 2011 và vốn huy động vẫn tăng đều qua 3 năm, nhưng do nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh của khách hàng vào những tháng cuối năm khi lãi suất cho vay dần ổn định đã đẩy nhu cầu vay vốn tăng cao làm cho Chi nhánh không đủ đáp ứng. Chắnh điều này đã làm cho vốn điểu chuyển từ HSC được đưa xuống Chi nhánh tăng 205.612 triệu đồng so với năm 2011.
Năm 2013, vốn điều chuyển của Vietcombank Đồng Tháp có xu hướng tăng nhẹ từ 938.492 triệu đồng đến 998.328 triệu đồng, chỉ tăng 59.836 triệu đồng. Đây cũng là tắn hiệu khả quan cho hoạt động của Chi nhánh trong vấn đề huy động mạnh nguồn vốn từ bên ngoài và sự tự chủ ngày càng cao đối với nguồn vốn hoạt động của mình, không dựa quá nhiều vào nguồn vốn xin điều xuống từ HSC.
4.1.1.3 Vốn khác
Vốn khác của Chi nhánh bao gồm: các quỹ, vốn ủy thác, vốn vay từ NHNN. Tuy vốn khác chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng nhưng nó cũng góp phần rất lớn trong việc cân đối nguồn vốn. Vốn khác của Chi nhánh năm 2012 tăng 27,60% so với năm 2011 nhưng năm tiếp theo lại giảm khoảng 37,66%. Tuy nhu cầu vốn của Ngân hàng có tăng nhưng hoạt động huy động vốn vẫn đạt được kết quả tốt nên không cần phải dùng đến nguồn vốn khác này.
44
4.1.2 Khái quát nguồn vốn của Vietcombank - chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014