Phân theo hình thức hoàn trả:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 29 - 31)

- Cho vay trả góp: có sự thỏa thuận hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ, thường là hàng tháng. Nó thường bao gồm những khoản vay mua hàng trả theo định kỳ.

- Cho vay phi trả góp: có sự thỏa thuận trả hết một lần cả vốn và lãi vào ngày đáo hạn cuối cùng. Đây là các khoản vay được chi trả một lần.

- Cho vay chi trả theo yêu cầu: yêu cầu hoàn trả vốn vào ngày đáo hạn và lãi được trả vào các kỳ khác nhau hoặc khi đáo hạn.

2.1.3.5 Phương thức cho vay cá nhân

- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay vốn khách hàng và tổ chức tắn dụng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tắn dụng.

- Cho vay trả góp: khi vay vốn tổ chức tắn dụng và khách hàng thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả, cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉ phụ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi.

- Cho vay theo hạn mức tắn dụng: tổ chức tắn dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tắn dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tắn dụng: tổ chức tắn dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tắn dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tắn dụng và phải tuân theo các quy định của Chắnh phủ và NHNN về phát hành và sử dụng thẻ tắn dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: tổ chức tắn dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chắnh phủ và NHNN.

- Các loại hình cho vay khác mà pháp luật không cấm

2.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay cá nhân

2.1.4.1 Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn

- Khách hàng không có thiện chắ trả nợ: khách hàng cố ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, bỏ trốn hoặc cố tình chậm trả nợ cho ngân hàng dù rằng có khả năng tài chắnh đủ để trả nợ.

16

- Khách hàng không có khả năng trả nợ: do công ăn việc làm hoặc lợi tức thu được của khách hàng vay tiền bị giảm hoặc mất đi; do nguyên nhân chủ quan và khách quan; do sử dụng vốn sai mục đắch, kém hiệu quả; hoặc do biến cố xảy ra như: người vay bị tai nạn tử vong hoặc tình trạng sức khỏe xấu đi, làm cho khả năng lao động của người vay giảm hoặc không còn nữa. Từ đó thu nhập cũng giảm hoặc mất đi và một số biến cố khác xảy ra với khách hàng vay làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ.

2.1.4.2 Nguyên nhân từ phắa ngân hàng

- Do sự phân phối không hài hòa giữa mục tiêu an toàn và lợi nhuận: tập trung cho vay vào loại hình tiêu dùng quá nhiều, hoặc tập trung cho vay vào một sản phẩm trong suốt một thời gian dài.

- Do hệ thống kiểm soát và quản lý của ngân hàng còn quá yếu kém dẫn đến những tình trạng sau:

+ Sai lầm trong việc định giá tài sản thế chấp hoặc quá cả tin trong cho vay tắn chấp; tư cách đạo đức của nhân viên tắn dụng ngân hàng không tốt, cố tình cho khách hàng vay dù rằng tài sản thế chấp có giá trị thấp hơn khoản vay hoặc có khả năng thanh lý kém.

+ Không thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, không theo dõi giám sát hoặc theo dõi không chặt chẽ khả năng hoàn trả cũng như tiến trình hoàn trả nợ vay của khách hàng đế có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

+ Không tuân theo những quy định về tắn dụng, về quy chế cho vay, về quy chế giám sát con nợ, cho vay vượt hạn mức cho phép.

2.1.4.3 Nguyên nhân liên quan đến bảo đảm tắn dụng

- Tắnh pháp lý của tài sản đảm bảo: tài sản có được do chiếm đoạt từ người khácẦ

- Về mặt giá trị: khó xác định chắnh xác được giá trị thực của tài sản đảm bảo, dẫn đến rủi ro.

- Về mặt thị trường: tài sản không có giá trị hay thiếu thanh khoản ở thời điểm thanh lý.

- Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chắnh xác giá trị tài sản thế chấp, tài sản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành.

- Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn xảy ra những tình huống như: chết, tai nạn, đau ốm, hỏa hoạnẦ

17

2.1.4.4 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

- Môi trường pháp lý không thuận lợi: hệ thống pháp luật còn nhiều kẽ hở góp phần tạo điều kiện cho người đi vay chiếm dụng vốn của ngân hàng. Song song đó là những quy định và quy chế trong tắn dụng của NHNN không đồng bộ và thường xuyên thay đổi dẫn đến cơ chế lãi suất, cơ chế cho vay và việc xử lý tài sản thế chấp của các ngân hàng thường không đồng nhất dẫn đến sai sót.

- Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay khiến cho nhiều doanh nghiệp bị phá sản, làm cho khách hàng đi vay rơi vào tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

- Cho vay cá nhân cũng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu nền kinh tế bị rơi vào tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá làm cho giá trị thu hồi các khoản vay giảm đi.

- Các yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạnẦlàm cho khả năng trả nợ của khách hàng giảm hoặc mất đi nếu họ nằm trong khu vực này.

2.1.5 Một số khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay

2.1.5.1 Các khái niệm lên quan đến tắn dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)