Cái tôi chủ quan

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn tâm lý học xã hội TRẦN QUỐC THÀNH (Trang 123)

II. CẤU TRÚC CỦA NHÂN CÁCH

a) Cái tôi chủ quan

Cái tôi chủ quan là quan niệm về bản chất thực sự bên trong của cá nhân. Nó có nguồn gốc xã hội sâu xa chứ không hoàn toàn chủ quan.

Trước hết nó do ảnh hưởng của cha mẹ, người thân quen, hàng xóm láng giềng... Đó chính là cái tôi chủ thể. Lúc này được hình thành sớm và thường có 2 tình trạng:

Cái tôi chủ quan hình thành sớm nên ít bị thay đổi ở giai đoạn sau này của lứa tuổi. Đối với mỗi cá nhân sự hiện diện của cái tôi là khá ổn định. Nó không hề thay đổi khi con người thay đổi vai trò xã hội. Tuy nhiên, người ta thấy rằng cái tôi phát triển theo sự phát triển lứa tuổi. Cá nhân nhận thức về cái tôi linh hoạt và chững chạc hơn khi họ trưởng thành. Người lớn cũng có một số thay đổi về cá tính khi họ tham gia vào một vai trò mới. Nhưng sự thay đổi này là không đáng kể. Cái tôi chủ quan là cái gì rất vững chắc xét về mặt tâm lý rất khó phân biệt và thường có tình trạng quá cao hoặc quá thấp. Thường trong xã hội, người ta hay đánh giá mình cao vì nếu đánh giá thấp mình sẽ không có sinh lực, sẽ chết dần. Đó là năng lượng của sức sống tâm lý.

Cái tôi chủ quan là hạt nhân của nhân cách kể cả khi xã hội đánh giá không đúng về mình, người ta vẫn sự tự tin vào bản thân. Nhưng đôi khi cái tôi chủ quan có thể mang sắc thái tượng tượng, bệnh hoạn không hợp lý do con người không hiểu đúng về mình, đánh giá về mình thiếu khách quan.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn tâm lý học xã hội TRẦN QUỐC THÀNH (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)