Những quá trình đồng nhất hóa trong tập thể

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn tâm lý học xã hội TRẦN QUỐC THÀNH (Trang 91)

II. SỰ CỐ KẾT TRONG TẬP THỂ 1 Khái niệm và vai trò của sự cố kết

c)Những quá trình đồng nhất hóa trong tập thể

Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của sự cố kết trong tập thể là sự giao lưu tình cảm của cá nhân với tập thể. Sống trong tập thể, cá nhân hoặc có ý thức, hoặc không có ý thức đồng nhất mình với tập thể.

Đồng nhất với tập thể là thái độ đồng cảm với mọi người trong mọi biến cố thành công hay thất bại trạng thái tình cảm chung của tập thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra. Biểu hiện của đồng nhất với tập thể là: hoà mình với trạng thái chung của tập thể, biến thái độ thành động cơ hành động. Đây là một tiêu chuẩn nói lên mức độ phát triển quan hệ cá nhân trong tập thể và mức độ đoàn kết trong tập thể.

Sự phát triển của sự đồng nhất này từ chỗ lây lan xúc cảm bình thường đến mức có nhu cầu cùng thể nghiệm các xúc cảm (đồng cảm) và nó phát triển trong quá trình sống của cá nhân trong tập thể.

Tập thể là nơi có các quan hệ gần gũi nên là điều kiện thuận lợi cho việc nảy sinh sự đồng nhất xúc cảm mà trong nhóm phân tán không có. Vì thế, hiện tượng đồng nhất xúc cảm là một thông số đặc biệt của mức độ phát triển quan hệ liên nhân cách trong tập thể. Đồng nhất xúc cảm bắt đầu có ở lớp thứ hai của cấu trúc quan hệ liên nhân cách trong tập thể.

Như vậy, cùng với các chỉ số khác như: đồng nhất xúc cảm, thống nhất định hướng giá trị cho phép phân biệt mức độ phát triển nhóm để xác định xem nhóm đã là một tập thể thực sự chưa.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn tâm lý học xã hội TRẦN QUỐC THÀNH (Trang 91)