Cấu trúc quan hệ cá nhân trong tập thể

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn tâm lý học xã hội TRẦN QUỐC THÀNH (Trang 79 - 80)

IV. KHÁT NIỆM CHUNG VỀ NHÓM NHỎ 1 Khái niệm nhóm nhỏ

2. Cấu trúc quan hệ cá nhân trong tập thể

Theo nghiên cứu của A.V.Pêtrôvxki trong tập thể có ba lớp quan hệ cá nhân như sau:

* Lớp thứ nhất: là lớp trên bề mặt, dễ nhận thấy khi nhìn vào một tập thể. Lớp quan hệ này bao gồm toàn bộ những quan hệ liên cá nhân có tính chất chủ quan, tùy tiện, xuất phát từ sự thiện cảm với nhau. Đây chính là các nhóm tự phát trong tập thể. Đặc điểm của lớp quan hệ này là:

- Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc giữa các cá nhân định hướng cho sự lựa chọn quan hệ. Sự hoà hợp nhóm được xem như sự phối hợp và ăn khớp các hành động.

- Quan hệ này xuất hiện khi các thành viên của tập thể ở vào những tình huống không động chạm đến các giá trị chung của tập thể, không có ý nghĩa đối với hoạt động chung.

- Đây là lớp quan hệ dễ thấy nhưng không cơ bản, không đặc trưng cho tập thể đích thực.

* Lớp quan hệ thú hai; Lớp này “chìm” dưới lớp một, gồm toàn bộ những qua hệ liên nhân cách có tính chất gián tiếp - tạo nên những đặc điểm riêng của tập thể. Các thành viên quan hệ với nhau thông qua mục đích và nhiệm vụ hoạt động chung. Đặc điểm:

- Sự trội hẳn của các hiện tượng: tự xác định theo tinh thần tập thể của cá nhân thừa nhận giá trị chung của tập thể phải bảo vệ giá trị chung của tập thể.

- Quan hệ này xuất hiện khi phải bảo vệ giá trị chung của tập thể hoặc phải thực hiện các hoạt động chung.

- Đây là quan hệ biểu hiện sự đoàn kết đích thực của tập thể.

* Lớp quan hệ thứ ba: Là lớp “chìm” nhất gồm các mối quan hệ liên cá nhân dựa trên cơ sở có cùng thái độ tích cực đối với mục đích nhiệm vụ chung của tập thể. Nhóm này bao gồm các phân tử trung kiên nhất của tập thể - dù tập thể có khó khăn thế nào lớp này cũng vẫn vững vàng. Ngược lại nếu lớp này hỏng là tập thể dễ dàng tan rã.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn tâm lý học xã hội TRẦN QUỐC THÀNH (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)