III. SỰ XÂM KÍCH
2. Quan niệm của các nhà Tâm lý học Việt Nam
Các tác giả Việt Nam đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về nhân cách. Có thể nêu một số quan niệm như sau:
- Theo Nguyên Quang Uẩn: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân đó.
- Theo Nguyễn Ánh Tuyết: Nhân cách là bộ mặt xã hội tâm lý của một người, là tổ hợp những thuộc tính tâm lý vừa đặc trưng cho cá nhân vừa mang ý nghĩa xã hội. Người có nhân cách được coi là một thành viên của xã hội, chịu sự chi phối của xã hội, đồng thời là chủ thể có ý thức của sự phát triển xã hội...
Hai quan niệm trên cho thấy: muốn đánh giá một nhân cách của một con người phải đánh giá giá trị xã hội con người đó.
- Theo Nguyễn Khắc Viện: Nhân cách là toàn bộ những gì hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc và cá tính rõ nét, với các đặc điểm thể chất (tạng), tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức, vai trò xã hội. Nhân cách là một cá nhân có ý thức về bản thân đã tự khẳng định được, giữ được một phần nào tính nhất quán trong mọi hành vi.
Ông cũng cho rằng, trong con người có ba mặt: tạng, tâm và phận. Tạng là thể tạng của con người, tâm là tâm lý, đời sống tinh thần của con người, phận là bổn phận con người phải đảm nhiệm (vai trò xã hội mà các nhân phải đóng).
Với tính chất giao thoa giữa Tâm lý học và Xã hội học, Tâm lý học xã hội không thể xem xét cá nhân một cách riêng rẽ mà luôn đặt cá nhân trong mối quan hệ qua lại với cá nhân khác, với nhóm và với cộng đồng xã hội. Mỗi cá nhân là một thành viên của một nhóm xã hội. Cá nhân chịu tác động của các chuẩn mực nhóm, chuẩn mực xã hội. Tâm lý học xã hội nghiên cứu nhân cách bao gồm toàn bộ các đặc điểm tâm lý của cá nhân được thể hiện trong các mối quan hệ xã hội thông qua hoạt đông và giao tiếp của mỗi cá nhân đó