Cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 80 - 81)

IV. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN ở VN 1 Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường ở VN

2. Cơ chế thị trường

* Khái niệm:

- Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiến nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan vốn có của nó.

- Cơ chế thị trường còn có thể hiểu một cách cụ thể hơn: Đó là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố như giá cả, cung cầu, cạnh tranh trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường.

* Cơ cấu của kinh tế thị trường:

- Khi nói đến cơ chế thị trường thì giá cả là tín hiệu trung tâm bời vì giá cả có 3 chức năng:

+ Chức năng thông tin: Khi giá cả trên thị trường biến động nó phản ánh hay nó cho các chủ thể kinh tế biết tình trạng của thị trường để có cơ chế quản lý và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Chức năng phân bổ nguồn lực kinh tế. + Là chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật

- Giá cả thị trường và các nhân tố quyết định sự biến đổi của giá cả thị trường. Trong nền kinh tế thị trường giá cả không bao giờ đứng yên mà giá cả luôn biến động, điều đó phụ thuộc và các nhân tố:

+ Giá trị thị trường của hàng hoá, bởi Mác chỉ rõ là giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, vì vậy giá trị thị trường tăng thì giá cả cũng tăng và ngược lại giá trị thị trường giảm thì giá cả giảm.

+ Giá trị hay sức mua của đồng tiền (tiền tệ).

+ Phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về hàng hoá trên thị trường. + Môi trường cạnh tranh

* Những ưu và khuyết tật của cơ chế thị trường:

- Ưu điểm: Cho đến nay tất cả các nhà lý luận cũng như các nhà thực tiễn kinh doanh trên khắp thế giới đều thừa nhận cơ chế thị trường là cơ chế thích hợp nhất đối với nền kinh tế hàng hoá và cao hơn là nên kinh tế thị trường, điều đó được thể hiện:

+ Cơ chế thị trường sẽ kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế, vì vậy, tạo điều kiện tự do hoạt động kinh doanh của các chủ thể và tất yếu sẽ làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả cao hơn.

+ Cơ chế thị trường đưa đến một sự thích ứng tự phát giữa cung và cầu của nền kinh tế. Với ưu điểm này, cơ chế thị trường nó cho phép khai thác một cách tối ưu nhất các nguồn lực vốn là khan hiếm của các chủ thể và của toàn bộ nền kinh tế để sản xuất ra tối đa khối lượng các sản phẩm lớn về quy mô, đa dạng và phong phú về chủng loại và mẫu mã. Vì vậy, cơ chế thị trường cho phép thoả mãn một cách nhanh nhất, nhiều nhất và đa dạng nhất mọi nhu cầu của cả sản xuất và cả đời sống xã hội.

+ Cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, trên cơ sở đó làm cho sản phẩm giảm về giá thành nhưng chất lượng được nâng cao.

+ Cơ chế thị trường thực hiện việc phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu, trên cơ sở đó các nguồn lực của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ cũng như của toàn bộ nền kinh tế được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

+ Cơ chế thị trường tạo ra các quyết định quản lý kinh tế một cách mềm dẻo hơn. Vì vậy, thích ứng nhanh và kịp thời những biến động của thị trường.

- Khuyết tật:

+ Cơ chế thị trường lấy lợi nhuận là động lực. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến các chủ thể khai thác và sử dụng một cách lãng phí các nguồn tài nguyên vốn là khan hiếm của nền kinh tế, đồng thời gây ra tình trạng phá huỷ môi trường sinh thái của nền kinh tế.

+ Cơ chế thị trường tất yếu đẻ ra những tệ nạn của thị trường: hàng thật, giả, trốn lậu thuế, buôn gian, bán lận, đặc biệt quốc nạn tham nhũng.

+ Cơ chế thị trường tất yếu sẽ đãn đến phân phối không công bằng, từ đó tạo ra sự phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.

+ Một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết thì khó tránh khỏi thăng trầm, khủng hoảng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp.

21/03/2008 (B19)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w