CNH, HĐH LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM TRONG SUỐT THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 64 - 66)

1. Khái niệm CNH, HĐH

- Ở thế kỷ 17, 18 khi cuộc cách mạng công nghiệp được tiến hành ở các nước tây Âu thì hầu hết các nước đều quan niệm CNH là quá trình chuyển đổi lao động thủ công thanh lao động cơ khí.

- Ở nước ta từ ĐHội Đảng 3 năm 1960 đến ĐH Đảng 6 năm 1986 Đảng ta luôn luôn xác định CNH là quá trình chuyển đổi lao động thủ công sang lao động cơ khí hoá. Đồng thời Đảng ta khẳng định CNH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ nhằm mục đích từng bước xây dựng và tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.

- Từ khi nước ta tiến hành mở cửa nền kinh tế kế thừa có chọn lọc nhiều tri thức văn minh của nhân loại đồng thời rút kinh nghiệm lịch sử của quá trình CNH ở nước ta và từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước thì Hội nghị TW lần thứ 7 khoá 6, Đảng ta đưa ra khái niệm về CNH, HĐH như sau:

CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, và toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ việc sử dụng một cách phổ biết sức lao động cùng với công nghiệp, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển và tiến bộ của KHCN nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao.

- Khái niệm CNH và HĐH của Đảng ta đưa ra có phạm vi rộng hơn các quan điểm trước đây mà các kỳ ĐH Đảng ta đề xuất.

- Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và những đặc điểm của nền kinh tế nước trong qua trình đổi mới thì hiện nay CNH, HĐH của nước ta có những đặc điểm cơ bản sau:

+ CNH ở nước ta bao giờ cũng gắn liền với quá trình HĐH nền kinh tế. Đặc điểm này bắt nguồn từ thực rạng nền kinh tế nước ta đang ngày càng tụt hậu xa so với nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và thế giới. Vì vậy, quá trình CNH để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế phải đảm bảo được yêu cầu là những sản phẩm do CNH tạo ra phải có sức cạnh tranh không chỉ trong nền kinh tế nội địa mà phải trên cả khu vực và thế giới.

+ CNH, HĐH ở nước ta nhằm mục tiêu xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và CNXH. Đặc điểm này chỉ rõ quá trình CNH< HĐH ở nước ta cũng trở thành một tất yếu như tất các các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhưng phát triển theo định huớng CNXH. Ở nước ta theo tinh thần từ ĐH Đảng 3 đến này thì nội dung của CNH, HĐH là xây dựng cơ sở vật chất kỹ cho CNXH, để trên cơ sở đó để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và định hướng tiến đến CNXH.

+ CNH, HĐH ở nước ta được tiến hành trong điều kiện của cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Đặc điểm này chỉ rõ quá trình CNH, HĐH ở nước ta đang diễn ra trong một điều kiện lịch sử mới có nghĩa là mục tiêu của CNH, HĐH bao giờ cũng phải gắn với tính hiệu quả của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường thì các quy luật khách quan tác động trực tiếp vào quá trình CNH, vì vậy nó vừa tạo ra mặt tích cực, những thành tựu to lớn, song nó cũng để lại rất nhiều mặt khuyết tậ, vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước từ chiến lược CNH đến nội dung và các biện pháp tiến hành.

+ CNH, HĐH nền kinh tế ở nước ta diễn ra trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta hôm nay phát triển theo chiến lược khu vực và quốc tế. Vì vậy, CNH, HĐH cần phải biết tận dụng, tranh thủ những thành tựu KHCN tiên tiến của khu vực và thế giới đồng thời phải khai thác các nguồn lực có hiệu quả nhất từ nội lực nhưng mặt khác phải thông qua các nguồn ngoại lực bên ngoài để đánh thức nguồn lực trong nhân dân và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Tất cả các đặc điểm trên đây của quá trình CNH, HĐH đều ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình CNH, HĐH ở nước ta.

2. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở nước ta

- Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mỗi một phương thức sản xuất đều ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng.

- Lênin đã chỉ rõ cơ sở vật kỹ thuật của CNXH phải là một nền đại công nghiệp cơ khí hoá. Vì vậy, muốn thực hiện được những mục tiêu của CNXH đòi hỏi các quốc gia trong đó có Việt Nam phải từng bước xây dựng và tạo lập cho mình một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng.

- Nước ta đi lên CNXH từ một xuất phát điểm hết sức thấp, đó là một nền nông nghiệp lạc hậu, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp. Hơn nữa thời kỳ quá độ ở nước ta lại diễn ra trong bối cảnh vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc vừa phải chi viện cho miền Nam để đánh thắng giặc Mỹ và thống nhất đất nước. Vì vậy, nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế vừa là tính tất yếu, đồng thời vừa là một nhiệm vụ hết sức cấp bách.

- Trong xu thế khu vực và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện này, đồng thời dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên nó vừa tạo ra cho đất nước ta những thời cơ, những cơ hội để có thể đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nhưng bên cạnh đó bối cảnh thế giới cũng đồng thời đặt ra trước nhân dân ta nhiều nguy cơ và nhiều thách thức to lớn, vì vậy đất nước của chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ để phát huy những thuận lợi vốn có của nền kinh tế, từ đó đẩy nhanh quá trình CNH tạo ra cả thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ đưa nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững.

3. Tác động cơ bản của CNH, HĐH

Từ thập niên 80 của thế kỷ 20 Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra đường lối đổi mới quá trình CNH, HĐH, xác định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm và nó tồn tại xuyên suốt trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Quá trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH ở nước ta dã chứng minh CNH, HĐH có những tác dụng to lớn sau:

- CNH, HĐH ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng một nền kinh tế XHCN. Đó là quá trình thực hiện chiến lược đưa nước ta từ một nước công nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp để trên cơ sở đó gắn việc hoàn thiện quan hệ mới XHCN với lực lượng sản xuất ngày càng tiên tiến hiện đại của nền kinh tế.

- CNH, HĐH sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó làm biến đổi về chất của lực lượng sản xuất trên cơ sở đó mà nâng cao vai trò của người lao động, nhân tố chủ quan của quá trình sản xuất.

- CNH, HĐH là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức cách mạng từ đó góp phần tăng cường quyền lực và sức mạnh điều tiết và quản lý nền kinh tế của Nhà nước.

- CNH, HĐH tạo tiền để vật chất để xây dựng nền kinh tế VN độc lập tự chủ trên cơ sở đó thực hiện tốt việc phân công và hợp tác kinh tế quốc tế.

- CNH, HĐH ở nước ta góp phần vào việc phân công và phân công lực lượng lao động sản xuất một cách hợp lý, trên cơ sở đó thúc đẩy việc quy hoạch phát triển kinh tế các vũng lãnh thổ.

- CNH, HĐH tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về mặt kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội quốc phòng và an ninh.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w