MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CNH, HĐ HỞ VIỆT NAM 1 Mục tiêu của CNH

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 66 - 68)

* Mục tiêu lâu dài:

- Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH dựa trên một nền KHCN tiên tiến, trên cơ sở đó tạo ra lực lượng sản xuất mới cùng với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lựưc lượng sản xuất. Trên cơ sở đó cải thiện vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

* Mục tiêu tổng quát:

- Để thực hiện mục tiêu của sự nghiệp CNH, HĐH thì quá trình tiến hành CNH, HĐH được Đảng và Nhà nước ta chia ra thành các giai đoạn hay lộ trình cụ thể. Trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta đến năm 2020 Đảng ta xác định mục tiêu tổng quát của sự nghiệp CNH, HĐH là: “SỚm đưa nước ta ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển. Đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

* Mục tiêu trước mắt

Văn kiện ĐH Đảng 10 của ĐCSVN nhấn mạnh về cơ bản để nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 thì sự nghiệp CNH, HĐH cần phải được triển khai thông qua nhiều giai đoạn. Mà trong đó thời kỳ ngắn hạn 2006-2010, CNH, HĐH ở nước ta cần phải thực hiện những mục tiêu cụ thể:

+ Đảng ta cho rằng trong điều kiện hiện nay khả năng về vốn vẫn còn khan hiếm, nhu cầu về công ăn việc làm của người lao động đang trở nên hết sức bức bách, đời sống nhân dân còn khó khắn, tình hình kinh tế xã hội phát triển và tăng trưởng chưa ổn định thì CNH, HĐH ở nước ta cần tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH ở nông thông.

+ Phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến, nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản. + Đẩy mạnh ngành kinh tế xây dựng gắn với việc phát triển một số ngành công nghiệp có tính chất mũi nhọn của nền kinh tế.

+ Phát triển ngành kinh tế dịch vụ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế. Bên cạnh đó cần phải có quy hoạch phát triển kinh tế rừng và kinh tế biển.

2. Quan điểm của ĐCSVN về CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay

Để thực hiện được mục tiêu lâu dài, mục tiêu tổng quá và mục tiêu trước mắt của sự nghiệp CNH, HĐH thì theo quan điểm của ĐCSVN được thể hiện thông qua các văn kiện từ ĐHĐ 7 đến ĐHĐ 10 đều nhất quán những quan điểm cụ thể sau:

+ GIữ vững độc lập tự chủ đi đôi với việc mở rộng hợp tác quốc tế. Thực hiện đa phương hoá các quan hệ hợp tác quốc tế, đồng thời đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính nhưng đi đôi với việc tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực để xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới. Tiến hành CNH hướng mạnh về xuất khẩu nhưng đồng thời thay thế nhập khẩu vằng những sản phẩm có chất lượng được sản xuất từ trong nước.

+ CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế nhưng trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo

+ CNH, HĐH phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Trên cơ sở đó động viên toàn dân cần tiết kiệm để xây dựng đất nước không ngừng gắn tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục và tạo ra sự công bằng trong xã hội.

+ Khoa học và công nghệ là động lực quan trong của sự nghiệp CNH, HĐH, vì vậy ở nước ta trong quá trình CNH, HĐH cần phải kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, nhưng phải tranh thủ đi nhanh vào những công nghệ hiện đại ở những khâu quan trọng nhất.

+ CNH, HĐH phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu từ vào công nghệ, tiến hành đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa những năng lực hiện có. Trong quá trình phát triển kinh tế cần ưu tiên những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, nhưng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Nhưng cũng đồng thời phải tập trung những nguồn lực có thể để xây dựng một số công trình quy mô lớn, cần thiết có hiệu quả đối với nền kinh tế.

+ Phải kết hợp một cách chặt chẽ và toàn diện việc phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, tăng cường an ninh của đất nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w