NỘI DUNG CỦA CNH, HĐ HỞ VN

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 68 - 71)

1. Những nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ ở VN

Để thực hiện những mục tiêu của CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ thì Đảng ta đã sđ trong thời kỳ quá độ CNH, HĐH ở nước ta cần nhằm thực hiện 2 nội dung cơ bản sau:

a. Phát triển lực lược sản xuất, tiến hành CNH, HĐH để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH kỹ thuật cho CNXH

Để phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta cần phải biến quá trình CNH, HĐH trở thành quá trình cải tiến cách mạng là một quá trình cải tiến lao động từ thủ côgn thành lao động sử dụng máy móc có nghĩa là phải tiến hành cơ khí hoá toàn bộ KTQD. Đảng ta cho rằng đây là một bước chuyển đổi rất căn bản để đưa nước ta từ một nước nông nghiệp dần trở thành một nước công nghiệp.

- Đi liền với trá trình cơ khí hoá nền kinh tế thì nước ta cùng đồng thời phải tiến hành điện khí hoá và tự động hoá nền kinh tế từng bước gắn với cuộc cách mạng KHCN.

- Muốn phát triển lực lượng sản xuất ở nước phải tiền hành đồng thời 2 quá trình gắn với những chiến lược cụ thể:

+ Cần phải xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao để đáp ứng được những nhu cầu của CNH.

+ Để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng thì ở nước ta cần phải tiến hành chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, coi phát triển giáo dục là quốc sách số một của nền kinh tế. Mặt khác thực hiện chiến lược nâng cao thể lực và sức khoẻ của cộng đồng.

+ Để tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hệ thống tư liệu sản xuất phục vụ cho nền kinh tế thì đòi hỏi nước ta phải tiến hành CNH, HĐH theo 2 hướng mục tiêu:

./ Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao để trang bị cho nền kinh tế

./ Tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có thu ngoại tệ để nhập công nghệ tiên tiến cho nền kinh tế.

- Trong điều kiện hiện nay KHCN trên thế giới đang phát triển như vũ bão. Vì vậy, KHCN cũng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vì vậy, quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta cũng đồng thời phải gắn với phát triển công nghệ và thông qua KHCN tạo ra động lực cho quá trình CNH, HĐH.

b. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ quá độ nước ta.

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các vùng, hay các thành phần kinh tế có mối liên hệ với nhau.

- Trong cơ cấu của nền kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất đến các hình thức của các cơ cấu kinh tế khác trong nền kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách ổn định và bền vững. Vì vậy khi tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì đòi hỏi nước ta phải tiến hành xây dựng một cơ cấu kinh tế vừa hợp lý vừa hiện đại.

- Một cơ cấu kinh tế hợp lý đòi hỏi phải đảm bảo được bốn tiêu chuẩn sau:

+ Tỷ trọng của khu vực công nghiệp và XDCB ngày càng tăng lên, đặc biệt là khu vực kinh tế dịch vụ tăng lên nhanh nhất và chiểm tỷ trọng cao nhất. Còn kinh tế nông nghiệp phải giảm cả tương đối và tuyệt đối.

+ Trình độ phát triển: Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu để nền kinh tế nước ta hội nhập được với nền kinh tế khu vực và thế giới, đảm bảo cho sản phẩm do cơ cấu đó sản xuất ra đủ sức cạnh tranh trên thương trường trong nước và trên thế giới.

+ Cơ cấu kinh tế hợp lý phải tạo điều kiện để khai thác được tối đa các nguồn lực bao gồm cả nguồn nội lực và ngoại lực.

+ Tạo điều kiện để giúp cho Việt Nam tham gia vào quá trình phân công và hợp tác quốc tế.

- Một cơ cấu kinh tế hợp lý đòi hỏi phải đảm bảo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta được tiến hành theo một phương châm là kết hợp công nghệ nhiều trình độ, nhưng phải tranh thủ đi sâu vào những lĩnh vực công nghệ mũi nhọn để tận dụng được nguồn lao động dồi dào, để rút ngắn được khoảng cách tình trạng lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước ta phải lấy quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu nhưng đồng thời phải tính đến xây dựng một số lĩnh vực hay một số doanh nghiệp có quy mô lớn để tạo ra một tốc độ tăng trưởng hợp lý cho nền kinh tế.

- Trong giai đoạn hiện nay, do đặc điểm của nền kinh tế quá độ ở nước ta Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế hợp lý ở tầm vĩ mô của quốc gia đó là: Công nghiệp – Nông nghiệp và dịch vụ.

2. Những nội dung cụ thể của công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt: những năm trước mắt:

- Nghị quyết đại hội lần thức 10 của Đảng chỉ rõ, trong những năm trước mắt (2006- 2010) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta tập trung vào những nội dung cụ thể sau (6 nội dung):

* Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn toàn diện cả nông, lâm, ngư nghiệp đồng thời kết hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp, chế biến nông sản, lâm nghiệp, thuỷ hải sản nhằm mục đích khai thác có hiệu quả tiềm năng đa

dạng của nền kinh tế từ đó mà đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đồng thời sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ đủ để đáp ứng yêu

cầu của công nghiệp chế biến, đồng thời qua đó tăng thêm việc làm cho người lao động, hình thành các điểm công nghiệp gắn liền với tiến hành đô thị hoá nông nghiệp nông thôn.

* Để thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thì trước hết:

- Ở nước ta phải chú trọng các vấn đề trong việc chuyển dịch cơ cấu ông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

- Phải thực hiện cơ khi hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Đưa nhanh tiến bộ KHKTCN vào sản xuất đặc biệt là công nghệ sinh học để tạo ra giống cây và giống con cho năng suất cao.

- Cần phải đưa tiến bộ KHCN vào trong quá trình phát triển công nghiệp và các sản phẩm của làng nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt.

* Phát triển Công nghiệp và XDCB:

- Hướng ưu tiên cho phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là khuyến khích phát triển những ngành công nghiệp với công nghệ cao như công nghệ chế tác, công nghệ phần mềm, công nghệ bổ trợ có lợi thế cạnh tranh để tạo ra nhiều sản phẩm hướng về xuất khẩu.

- Phát triển công nghiệp ở nước ta phải được tiến hành theo chiến lược là tạo ra những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động sử dụng được những lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh ở nước ta.

- Phát triển công nghiệp theo hướng mở cửa hội nhập đặc biệt kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để hình thành các khu công nghiệp xuất khẩu và đặc thù kinh tế.

- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu để một mặt tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhưng mặt khác sản phẩm được tạo ra sẽ hướng về xuất khẩu thu ngoại tệ để nhập những công nghệ tiên tiến hiện đại, hoặc tiến hành chuyển giao công nghệ cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta.

* Cải tạo mở rộng, nâng cấp các cở sở hạ tầng của nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng tập trung xây dựng mới những công trình mang tính trọng điểm với nền kinh tế.

- Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, do khả năng tài chính có hạn, vì vậy việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cho nền kinh tế chưa thể hoàn thiện như đầu tư xây dựng mới và Đảng ta chủ trương tiến hành cải tạo, mở rộng hay nâng cấp những cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật hiện có như đường xá, sân bay, bến cảng, ….

- Để phát triển nông nghiệp nông thôn thì cần phải hoàn chỉnh một bước mạng lưới giao thông, thuỷ lợi và hệ thống cấp thoát nước ở nông thôn. Cần phải tăng nhanh năng lực hiện đại hoá lĩnh vực BCVT.

* Phát triển nhanh các ngành du lịch và dịch vụ:

- Trong những năm trước mắt cần cải tạo ra một bước phát triển vượt bậc của dịch vụ, nhất là tập trung vào những ngành dịch vụ có chất lượng cao, tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh cao: Hàng không, hàng hải, BCVT, tài chính, ngân hàng, …

- Việc phát triển các ngành du lịch ở nước ta, một mặt cho phép chúng ta khai thác tiềm năng du lịch của các vùng miền và toàn bộ nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, từ đó tăng thu nhập cải thiện đời sống. Việc phát triển du lịch ở nước ta còn gáp phần vào việc mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế đối ngoại và đó được xem là một trong những nội dung quan trọng của nhiệm vụ CNH, HĐH hiện nay.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ trong quá trình CNH trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, các tiềm năng của từng vùng, tạo ra sự liên kết bổ trợ cho nhau làm cho tất cả các vùng trong nền kinh tế đều phát triển.

- Trong những năm trước mắt để phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ cần phải có cơ chế chính sách phù hợp để cho tất cả các vùng miền đều phát triển và tạo ra sự liên kết giữa các vùng và trong nội vùng. Muốn vậy thì trong những năm trước mắt cần phát triển những vùng kinh tế trọng điểm để tạo ra động lực và tạo ra sự tác động lan toả đến các vùng khác. Nhưng đồng thời cần có sự ưu tiên tạo sự hỗ trợ để phát triển nhanh hơn các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh tế vùng biên giới, hải đảo, tây nguyên, tây bắc, ….

* Mở rộng và nâng cấp hiệu quả kinh tế đối ngoại:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w