1. Biểu hiện mới so với 5 đặc điểm kinh tế của CNTB độc quyền.
- Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hiện nay ở các nước TB không chỉ dẫn đến hình thành ra các tổ chức độc quyền tư nhân như trước đây mà sự xuất hiện ngày càng nhiều những công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia tồn tại bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mô hình công ty mẹ, công ty con đang là hình thức phổ biến.
- Sự xâm nhập và cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng và trong lĩnh vực công nghiệp không chỉ dẫn đến hình thành TB tài chính mà còn dẫn đến ra đời ngày càng nhiều bọn đầu sở tài chính cả ở tầm khu vực và quốc tế. Sự ra đời bọn đầu sở tài chính đã làm cho cả TB độc quyền công nghiệp và TB độc quyền ngân hàng có những biểu hiện mới về chức năng và những nội dung trong hoạt động. Bọn đầu sở tài chính chỉ cần một lượng vốn hay TB nhất định nhưng thông qua chế độ thặng dư bằng hình thức cổ phiếu có thể nắm từ công ty mẹ đến công ty con và công ty cháu, trên cơ sở đó tạo ra sự liên kết giữa TB tài chính với các TB hoạt động khác theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.
- Vấn đề xuất khẩu TB hiện nay vẫn kết hợp xuất khẩu TB hàng hoá với xuất khẩu TB tiền tệ nhưng chủ yếu là TB tiền tệ thông qua các hình thức tín dụng quốc tế và đầu tư quốc tế để bành chướng thế lực ra bên ngoài. Việc xuất khẩu TB hiện nay cũng có biểu hiện mới so với trước đó là: Trước đây chủ yếu luồng TB được xuất khẩu từ những nước phát triển sang những nước kém phát triển hay từ nước giàu sang nước nghèo nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá ế thừa và sử dụng có hiệu quả TB tiền tệ nhằm vơ vét tài nguyên, bóc lột giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu. Nhưng hiện này xu hướng này có tính chất đảo ngược phổ biến với dòng vốn đầu tư được tập trung ở 3 cực của nền kinh tế thế giới (Mỹ - Nhật Bản – EC) nhằm khai thác các yêu stố chiều sâu về mặt KHCN và trình độ tổ chức quản lý kinh tế tiên tiến của các nước phát triển.
- Việc phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc kinh tế vẫn diễn ra nhưng không thông qua chiến tranh và biên giới cứng mà thông qua cuộc chiến tranh với biên
giới mềm. Hiện nay việc phân chia ảnh hưởng kinh tế thế giới giữa các cường quốc kinh tế thế giới được thực hiện thông qua các liên minh kinh tế đó là các khối, khu vực kinh tế và đặc biệt đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. thế giới.
2. Những biểu hiện mới so với CNTB độc quyền Nhà nước
- Là sự phát triển nhanh và rộng khắp CNTB độc quyền Nhà nước. Điều đó được thể hiện ở chỗ tỷ trọng của nền kinh tế Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng tăng lên.
- Sự kết hợp kinh tế Nhà nước với kinh tế tư n hân là biểu hiện mang tính phổ biến - Chi tiêu tài chính của Nhà nước TS cho mục tiêu điều chỉnh quá trình tái sản xuất xã hội tăng lên
- Biểu hiện trong việc điều tiết kinh tế của Nhà nước TS. Điều đó được thể hiện thông qua mục tiêu nhằm sửa chữa những khuyết tật của kinh tế thị trường, định hướng cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
- Sự điều tiết của Nhà nước TB chủ yếu được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách. Phương thức điều tiết của Nhà nước TS đối với nền kinh tế linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, và phạm vi rộng hơn.
IV. Thành tựu và những giới hạn của CNTB
1. Thành tựu: Như đã phân tích CNTB ra đời tồn tại và phát triển qua 2 giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn thì sự phát triển của CNTB đều có những vai trò nhất định đối với sự hình thành và phát triển lịch sử của nhân loại.
- Trong TB luận của Mác viết vào cuối TKỷ 19, Mác đã nhận định: CNTB mới chỉ ra đời được trên một thế kỷ nhưng đã góp phần tạo lập cho nhân loại một khối lượng của cải vật chất hết sức to lớn mà nhiều thiên niên kỷ trước đó không làm được
- Từ khi CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền đến nay, với sự phát triển của KHKT và nay là của KHCN thì nền kinh tế thế giới nói chung đã có những sự phát triển vượt bậc cả về mặt lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất.
Có thể khái quát và chỉ ra những thành tựu cơ bản của CNTB như sau: + CNTB góp phần chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại
+ CNTB đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển hết sức nhanh chóng: con người khác, công cụ khác
+ CNTB đã thực hiện xã hội hoá nền sản xuất trong thực tiễn.
+ CNTB tạo ra năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt đem lại lợi ích cho cả xã hội và cho mỗi một cá nhân.
2. Giới hạn của CNTB
- Bên cạnh nhữg thành tựu đã phân tích lịch sử ra đời và tồn tại của CNTB cho đến nay cũng bộc lộ nhữg mặt hạn chế hết sức to lớn đó là:
+ CNTB lấy lợi nhuận làm động lực, cạnh tranh làm môi trường. Vì vậy, đã dẫn đến những nhân tố ngăn cản sự tiến bộ về kỹ thậut và phát triển sản xuất biểu hiện ở chỗ quyết định giá cả động quyền, mua và hạn chế việc sử dụng những công nghệ phát minh vào quá trình sản xuất đem lại lợi ích cho nhân loại.
+ CNTB cũng là nguyên nhân gây ra sự bất công giữa các tầng lớn dân cư trong xã hội vì nó dẫn đến sự phân hoá và bần cùng hoá những người lao động. CNTB trên 3 thế kỳ
tồn tại chạy theo mục tiêu lợi nhuận đã gây ra vô vàn những cuộc chiến tranh làm hao người, tốn của, huỷ hoại môi trường sinh thái.
+ Sự phát triển của nền kinh tế tư bản cũng làm cho mâu thuẫn giữa các nước TB với nhau, giữa các nước TB với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa tăng lên. Đồng thời sự phát triển CNTB cũng là nguyên nhân làm xuất hiện hệ thống kinh tế XHCN để giải quyết những mâu thuẫn mà CNTB đã tạo ra.
26/02/2008 (B12)
CHƯƠNG IX: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
I. Lý luận của CN Mác Lênin về phương thức cộng sản chủ nghĩa và về thời kỳ quá độ đi lên CNXH
1. Phương thức CSCN và các giai đoạn phát triển của nó. a.
- Lịch sử của xã hội loài người đã lần lượt trải qua 5 phương thức sản xuất từ thấp đến cao trong đó phương thức CSCN là phương thức sản xuất thứ 5, nó ra đời thay thế cho CNTB.
- Sự ra đời phương thức sản xuất CSCN là một tất yếu khách quan nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử, đồng thời nó chịu sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
- Với quan điểm, khoa học và biện chứng, CMác và Anghen đã phân tích và rút ra các quy luật phát triển của CNTB đồng thời khẳng định sự thay thế tấ yếu phương thức sản xuất TBCN = phương thức sản xuất CNCS
b. Đặc trưng của phương thức: Phương thức CSCN ra đời, nó có đặc trưng vềkinh tế và xã hội
- Đó là phương thức sản xuất có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao. Theo quan điểm của CN Mác Lên Nin: phương thức sản xuất CSCN là nền kinh tế với quy mô lớn được phát triển phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại bảo vệ được môi trường sinh thái và đảm bảo được sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
- Trong phương thức CSCN thì chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất được thiết lập đồng thời chế độ người bóc lột người bị triệt tiêu.
- Trong CNCS nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội và nền sản xuất hàng hoá sẽ dần dần bị thủ tiêu.
- Nền sản xuất phát triển nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội
- Nền kinh tế được tiến hành phân phối sản phẩm một cách bình đẳng trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất CNCS thì tiền hành phân phối theo lao động, còn giai đoạn sau hay giai đoạn cao hơn sẽ tiến hành phân phối theo nhu cầu.
- Trong CNCS sẽ xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, từ đó tất yếu sẽ dẫn đến xóa bỏ giai cấp
c. Các giai đoạn phát triển của phương thức CNCS: 2 giai đoạn - Giai đoạn đầu (thấp): CNXH
Ở mỗi giai đoạn phát triển của phương thức CSCN nó có nhiều đặc trưng và biểu hiện khác nhau:
- Trong giai đoạn CNXH: Đó là giai đoạn cải biến xã hội từ phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao. Vì vậy, trong giai đoạn CNXH, lực lượng sản xuất của nền kinh tế mới đạt đến một trình độ nhất định mà đặc trưng của nó là nền kinh tế cơ giới hoá. CÒn quan hệ sản xuất trong giai đoạn này có sự tách biệt giữa quyền sở hữu, quyền tổ chức quản lý và quyền tham gia phân phối giữa các chủ thể, trong giai đoạn này việc phân phối tiền hành theo lao động. Còn quan hệ sở hữu thì tồn tại dưới hình thức đa sở hữu, nên nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần.
- Trong giai đoạn CSCN: nền kinh tế phát triển với trình độ hết sức cao về lực lượng sản xuất, dưới sự tác động của cuộc cách mạng KHKT hiện đại. Quan hệ sản xuất trong giai đoạn này đã có sự biến đổi về chất, cụ thể là:
+ Sở hữu về tư liệu sản xuất tồn tại dưới hình thức sở hữu công hữu, việc tổ chức quản lý quá trình sản xuất được kế hoạch hoá trên phạm vi toàn xã hội, quan hệ phân phối được thực hiện theo nhu cầu.
- Ở giai đoạn CSCN xã hội không còn giai cấp mà chỉ có liên minh nhưng người lao động hoạt động vì cùng một mục tiêu đó là phúc lợi xã hội cho con người.
- Theo quan điểm của Mác và Anghen giai đoạn CNXH đó là thời kỳ quá độ đi lên CNCS. Nhưng sau này theo quan điểm của Lê Nin thì từ một phương thức sản xuất thấp đi lên phương thức sản xuất cao hơn xã hội đòi hỏi phải trải qua một thời kỳ quá độ trung gian và Lênin gọi đó là thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
2. Thời kỳ quá độ đi lên CNXH
* Vận dụng lý luận của CN Mác và điều kiện thực tiễn của nước Nga, Lê Nin đã phát triển và đưa ra lý luận về thời kỳ quá độ. Lê Nin khẳng định tất cả các quốc gia kể cả những nước phát triển và nhữgn nước đang và kém phát triển muốn đi lên CNXH thì bắt buộc phải trải qua một thơi kỳ quá độ.
- Lê Nin chỉ rõ thời kỳ quá độ đi lên CNXH là cả một thời kỳ cải biến cách mạng không ngừng và triệt để từ phương thức sản xuất thấp đi lên phương thức sản xuất cao. Lê Nin chỉ rõ trong thời kỳ quá độ xét về mặt nền kinh tế nó còn bao gồm những yếu tố, những mnảg của phươg thức sản xuất cũ mặc dù nó đã bộ lộ những mặt tồn tại hạn chế nhưng nó chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Đồng thời trong thời kỳ quá độ thì nền kinh tế cũng bắt đầu xuất hiện những nhân tố, những mảng của một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, nhưng nó vừa mới ra đờivà còn hết sức non yếu, vì vậy trong thời kỳ quá độ nền kinh tế tồn tại nhiều hình thứuc sở hữu. Do đó tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và vì vậy tất yếu sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
- Xét về mặt xã hội trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại những giai cấp trong đó có 3 giai cấp cơ bản: Tiểu TS, TS, giai cấp công nhân. Trong thời kỳ quá độ mâu thuẫn cơ bản đó là mẫu thuẫn giữa CNXH với CNTB. Bên cạnh những mâu thuẫn cơ bản đó vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế (giữa các giai cấp sản xuất nhỏ với lớn, công hữu với tư hữu)
* Lý luận về thời kỳ quá độ được vận dụng vào nước Nga để thực hiện cương lĩnh xây dựng CNXH. Nhưng cách mạng thành công chưa được lâu thì giặc ngoài kết hợp với thù trong của giai cấp TS nhằm bóp nhết Nhà nước chuyên chính vô sản khi nó ở giai đoạn trứng nước. Vì vậy, Lê Nin và ĐCS Nga phải tạm dừng cương lĩnh xây dựng CNXH và
tiến hành cuộc nội chiến cách mạng (1918-1920) nhằm huy động mọi tiềm lực của nền kinh tế để bảo vệ Nhà nước chuyên chính vô sản.
- Cuộc nội chiến cách mạng kết thúc vào 1920, Lê Nin khẳng định phải nhanh chóng xoá bỏ chính sách cộng sản thời chiến và phải chuyển ngay nền kinh tế sang chính sách kinh tế mới và tiếp tục thực hiện cương lĩnh xây dựng CNXH.
* Nội dung của chính sách cộng sản thời chiến được áp dụng ở nước nga trong giai đoạn (1918 – 1920)
+ Trưng thu toàn bộ lương thực thừa của nông dân sau khi đã giành lại cho họ khẩu phần tối thiểu.
+ Xoá bỏ thị trường, xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật thông qua quân đội.
+ Chính sách công sản thời chiến đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Nhà nước Xô viết trước giặc ngoài thù trong khi Nhà nước chuyên chính vô sản còn ở thời kỳ non trẻ.
* Khi chuyển sang chính sách kinh tế mới thì nội dung của nó là khôi phục lại thị trường và khôi phục lại các quan hệ hàng hoá tiền tệ.
+ Xoá bỏ chính sách trưng thu lương thực thực hiện nông dân có nghĩa vụ đối với Nhà nước là nộp thuế lương thực, phần nông sản còn lại người nông dân được tự do luân chuyển trên thị trường dưới hình thức là hàng hoá.
+ Trong chính sách kinh tế mới Nhà nước đặc biệt nhấn mạnh cần phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và sử dụng nhiều hình thức kinh tế quá độ để kích thích phát triển hàng hoá của nông dân, thợ thủ công. Nhà nước cũng khẳng định nền kinh tế cũng tồn tại nhiều hình thức sở hữu, do đó cần phải tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Lên Nin chỉ rõ muốn phát triển nền kinh tế trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước chuyên chính vô sản là hạn hẹp và thiếu thốn thì cần phải khai thác nguồn lực của toàn bộ xã hội thông qua hình thức sh hình thức kinh tế quá độ đó là CNTB Nhà nước trên cơ sở kết hợp giữa Nhà nước chuyên chính vô sản với các nhà TS dân tộc.
* ý nghĩa của chính sách kinh tế mới.
- Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. + Nó khôi phục được nền kinh tế Xô Viết sau chiến tranh
+ Đồng thời chính sách kinh tế mới đã khôi phục được tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga và qua đó củng cố được lòng tin của nhân dân vào thắng lợi của CNXH.
+ Chính sách kinh tế mới xét về mặt lý luận nó đánh dấu một bước phát triển về mặt lý luận trong điều kiện xây dựng CNXH của nước Nga.
+ Chính sách kinh tế mới không chỉ có ý nghĩa đối với nước Nga sau cuộc nội chiến