1. Nguyên nhân ra đời và phát triển của CNTB độc quyền Nhà nước
- Đầu thế kỳ 20, Lênin đã chỉ rõ CNTB độc quyền tư nhân chuyển sang CNTB độc quyền Nhà nước là một tất yếu khách quan, là một khuynh hướng phát triển phù hợp với nền kinh tế TB.
- Như vậy CNTB độc quyền Nhà nước xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng mãi đến thập niên 50 thì CNTB độc quyền Nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràn và là một (đtr).. cơ bản của CNTB trong giai đoạn hiện đại.
- CNTB độc quyền Nhà nước ra đời bắt nguồn từ các nguyên nhân cơ bản sau:
+ Quá trình tích tụ và tập trung TB càng lớn thì dẫn đến quá trình tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao, do đó nó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn ỏ các nước TB đòi hỏi phải có một sự điều tiết tập trung. Sự điều tiết đó các tổ chức độc quyền tư nhân không đảm đương nổi mà đòi hỏi phải dựa vào vai trò của Nhà nước tư sản, vì vậy Nhà nước tư sản không thể đứng bên ngoài quá trình kinh tế.
+ Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành, một số lĩnh vực kinh tế mà các tổ chức độc quyền tư nhân không kham nổi vì đòi hỏi phải có nguồn vốn lơn, kỹ thuật công nghệ cao hoặc những ngành kinh tế mà các tổ chức độc quyền tư nhân không muốn đầu tư vài vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, hiệu suất sinh lời vốn đầu tư không cao như xây dựng hạ tầng cơ sở, sản xuất hàng hoá công cộng, giáo dục, nghiên cứu khoa học, …Vì vậy, Nhà nước tư sản phải đứng ra đảm nhận
+ Sự thống trị của các tổ chức độc quyền ngày càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Để xoa dịu mâu thuẫn đó đòi hỏi phải có những chính sách kinh tế xã hội thích hợp (trợ cấp khó khăn, thất nghiệp, giảm thuế, lệ phí, ..) tất cả những biện pháp này các tổ chức độc quyền tư nhân không đảm đương nổi mà phải dựa vào ngânh sách của Nhà nước TS.
+ cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thì sự bành chướng của các tổ chức độc quyền ra bên ngoài gặp phải trở ngại đó là tính quốc gia dân tộc và hàng rào thuế quan bảo hộ. Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi Nhà nước TS phải đi trước một bước để khơi thông các mối quan hệ kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền thực hiện được mục tiêu của mình.
+ Ngoài những nguyên nhân trên thì việc thi hành chủ nghĩa thực dân kiểu mới thông qua sự tác động của cuộc cách mạng KHCN, sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước TS vào đời sống kinh tế cũng tăng lên.
Từ những nguyên nhân như đã phân tích, Lênin đi đến khẳng định về bản chất của CNTB độc quyền Nhà nước như sau: CNTB độc quyền Nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của Nhà nước TS để trở thàh một thể chế, thiết chế thống nhất nhằm phụ vụ lợi ích cho các tổ chức độc quyền đồng thời cưu nguy cho sự sụp đổ của CNTB.
* Cần nhận thức thêm:
- CNTB độc quyền Nhà nước chỉ là nấc thang phát triển mới của CNTB độc quyền chứ không phải là giai đoạn phát triển độc lập của CNTB.
- CNTB độc quyền Nhà nước là một quan hệ kinh tế chính trị xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn phát triển của CNTB.
- Sự phát triển của CNTB độc quyền Nhà nước bao giờ cũng gắn với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất đồng thời nó đòi hỏi phải có những quan hệ sản xuất mới phù hợp, tương ứng với nó.
2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền Nhà nước
- Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền với Nhà nước TS:
+ Ngày nay ở các nước TB các tổ chức độc quyền tư nhân thông qua sức mạnh kinh tế của mình tìm mọi cách đưa người của các tổ chức độc quyền tư nhân vào trong bộ máy của Nhà nước TS thông qua các hình thức tranh cử, vận động bầu cử, … với mục đích biến Nhà nước TS trở thành một bộ máy quyền lực phục vụ lợi ích cho các tổ chức độc quyền.
+ Khi đã trở thành quan chức của Nhà nước TS thì các quan chức đó thông qua chế độ thặng dư bằng cách mua cổ phần của các công ty hay các tập đoàn kinh tế khác để tham gia vào việc phân chia lợi nhuận mà các chính sách kinh tế đem lại.
- Sự hình thành và phát triển sở hữu Nhà nước: Khi Nhà nước TS tham gia vào quá trình kinh tế thì Nhà nước TS cũng phải tạo ra được sức mạnh cho Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để thực hiện được chức năng đó thì Nhà nước TS phải hình thành và phát triển sở hữu của Nhà nước thông qua 2 con đường:
+ Đầu tư xây dựng mới bằng vốn từ ngân sách Nhà nước cho những lĩnh vực, ngành kinh tế mà Nhà nước cần đảm nhận.
+ Quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất kinh doanh của các tổ chức độc quyền tư nhân bằng cách bồi thường hậu hĩnh cho các tổ chức độc quyền tư nhân để chuyển nó thành sở hữu của Nhà nước (mua lại với giá cao)
- Hình thành thị trường Nhà nước để kích thích và tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân phát triển
+ Ngày nay ở các nước TB dưới sự tác động của KHCN thì việc sản xuất và cung ứng hàng hoá ra thị trường là hoàn toàn nằm trong tầm tay của các tổ chức độc quyền. Nhưng vấn đề quá trình đặt ra là năng lực sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu thụ của thị trường dẫn đến tình trạng ứ thừa hàng hoá, do đó nó kìm hãm sự phát triển.
Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phỉa giải quyết vấn đề thị trường để tăng mức cầu của nền kinh tế.. Vì vậy, Nhà nước TS đã thúc đẩy việc hình thành thị trường của Nhà nước thông qua các hình thức:
./ Nhà nước đưa ra các đơn đặt hàng với khối lượng vốn và giá cả ưu đãi cho các tổ chức độc quyền.
./ Mở rộng quy mô bộ máy Nhà nước TS để tăng cầu tiêu dùng của Nhà nước ./ Thông qua chiến tranh để kích cầu tiêu dùng
./ Mở rộng phạm vi tiêu dùng của giai cấp TS
- Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước TS: Một trong những biểu hiện quan trọng cảu CNTB độc quyền Nhà nước là sự điều tiết của Nhà nước TS đối với quá trình kinh tế. Sự điều tiết này được thực hiện thông qua việc hình thành tổng thể những thiết chế kinh tế, những cơ chế quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó bộ máy của Nhà nước TS với các công cụ pháp luật và các chính sách kinh tế cũng như sự tác động về mặt KHCN, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái cũng như đảm bảo những yêu cầu về mặt xã hội cả trong ngắn hạn và dài hạn đều được thực hiện thông qua vai trò của bộ máy Nhà nước.
Các chính sách kinh tế của Nhà nước TS bao gồm chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách phân phối thu nhập cũng như chính sách kinh tế đối thoại đều có những biến đổi cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của CNTB trong giai đoạn độc quyền Nhà nước.
3. Cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền Nhà nước
- Mỗi nên kinh tế đều vận hành và hoạt động thông qua một cơ chế nhất định
- Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh thì cơ chế tự do cạnh tranh chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Nhưng sang giai đoạn độc tư nhân thì bên cạnh cơ chế tự do cạnh tranh đã xuất hiện cơ chế độc quyền nhưng đó là độc quyền tư nhân. Hay nói cách khác, trong giai đoạn này cơ chế điều tiết nền kinh tế là sự kết hợp giữa cạnh tranh và độc quyền.
- Sang đến giai đoạn độc quyền Nhà nước thì cơ chế điều tiết nền kinh tế TBCN là cơ chế hỗn hợp thông qua việc kết hợp giữa sức mạnh của cạnh tranh với sức mạnh của độc quyền và sức mạnh của Nhà nước TS hay nói cách khác: Đây là cơ chế kết hợp sức mạnh 2 bàn tay đó là bàn tay thị trường (cạnh tranh – độc quyền) dựa trên sức mạnh của cạnh tranh và vai trò của các tổ chức độc quyền, cùng với bàn tay của Nhà nước thông quacơ chế chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước