- TB thương nghiệp trong lịch sử xuất hiện từ rất sớm, nó có trước cả TBCN và đã từng tồn tại ngay từ thời kỳ cổ đại và thời kỳ trung cổ nhưng Mác cho rằng đó là TB mua rẻ bán đắt.
- TB thương nghiệp dưới CNTB lại có lịch sử ra đời hoàn toàn khác.
- TB thương nghiệp thực chất là bộ phận của TBCN tách rời ra làm chức năng tiêu thụ hay thực hiện giá trị của khối lượng hàng hoá mà TBCN đã sản xuất ra nhằm mục đích thu được 1 khoản tiền lời dưới hình thức là lợi nhuận thương nghiệp.
- Công thức vận động cảu TB thương nghiệp: T – H – T’
2. Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp
- Trong lý luận giá trị thặng dư của CMác đã khẳng định thương mại hay lưu thông không tạo ra giá trị. Vì vậy, không thể tạo ra giá trị thặng dư
- Vậy TB thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông lấy đâu ra lợi nhuận. Về vấn đề này CMác đã chỉ rõ: Lợi nhuận thương nghiệp thực chất là một phần của giá trị thặng dư mà nhà TBCN bóc lột của công nhân làm thuê trong quá trình sản xuất và trích ra trả cho nhà TB thương nghiệp vì nhà TB thương nghiệp đã đứng ra đảm nhận khâu tiêu thụ sản phẩm để nhà TBCN rảnh tay tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Hơn thế nữa khi nhà TB thương nghiệp đứng ra bán hay tiêu thụ sản phẩm cho TBCN thi cũng phải ứng vốn cho quá trình kinh doanh (đó là những chi phí thương nghiệp). Vì vậy, vốn của nhà TBCN trước đây vận động qua 3 giai đoạn thì nay rút xuống 2 giai đoạn do đó tốc độ chu chuyển vốn tăng lên, hiệu suất sinh lời của vốn đầu tư sẽ cao hơn.
Trong nền kinh tế TB, hoạt động trong lĩnh vực thương mại cũng đầy rẫy những bất chắc rủi ro, vì vậy khi nhà TB thương nghiệp đứng ra tiêu thụ sản phẩm cho nhà TBCN cũng có nghĩa là TB thương nghiệp đứng ra gánh chịu những rủi ro thị trường cho TBCN.
Từ những thông tin trên Mác khẳng định việc TBCN nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà TB thương nghiệp thì bản thân TBCN có rất nhiều lợi.
- Việc nhường m của TBCN cho TB thương nghiệp theo giá bán buôn = chi phí sản xuất + lợi nhuận của TBCN và giá bán buôn luôn luôn nhỏ hơn giá trị hàng hoá.
c + v + pcn < c + v + m
Nhà TB thương nghiệp đem hàng hoá bán cho người tiêu dùng theo giá bán lẻ và bằng giá mua buôn cộng lợi nhuận thương nghiệp và giá này luôn bằng giá trị của hàng hoá: c + v + pcn + ptn< c + v + m
Nhà TBTN lấy giá bán lẻ - giá mu buôn sẽ thu được một khoản chênh lệch, khoản chênh lệch đó chính là lợi nhuận thương nghiệp.
Như vậy lợi nhuận thương nghiệp có nguồn gốc từ giá trị thặng dư và là sản phẩm do bóc lột lao động làm thuê mà có.
Giả thiết: TBCN:
* 800tr$: 700c + 100v + 100m = 900tr $
* m = 100%: p’ = m/(c+v) + 100% = 100/800 * 100% = 12,5% Nếu TBTN dùng 200tr$ để kinh doanh thương mại:
p’bq= ∑m/∑(c+v) * 100% = 100/1000 * 100% = 10%. Vậy lợi nhuận công nghiệp Pcn = 800* 10% = 80tr$
Giá bán buôn công nghiệp = 800+80 = 880tr$ < 900tr$ Ptn= 200* 10% = 20tr $
3. Chi phí lưu thông
- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại cũng phải bỏ ra những chi phí giống nhua những ngành sản xuất khác.
- Chi phí thương mại được Mác khái quát dưới 2 hình thức gọi là chi phí lưu thống: + Chi phí lưu thông thuần tuý bao gồm:
./ Tiền xây dựng cửa hàng, mua sắm quầy hàng
./ Chi phí cho nghiệp vụ bán hàng: sách vở, chứng từ, hoá đơn và các công cụ để bán hàng.
./ Chi phí tiền công thuê nhân viên bán hàng
./ Chi phí cho quảng cáo Marketing và giao dịch bán hàng.
Tất cả những chi phí lưu thông thuần tuý là hết sức cần thiết cho hoạt động thương mại nhưng bản thân những chi phí đó không làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong lưu thông.
+ Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông, bao gồm: ./ Chi phí cho việc gói bọc, bao bì sản phẩm
./ Chi phí bảo quản chất lượng sản phẩm trong lưu thông
./ Chi phí vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
Tất cả những chi phí này đều là chi phí lưu động bổ sung trong quá trình lưu thông. Vì vậy, nó tham gia vào làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong lưu thông
12/02/2008 (B9):