1. Thực chất động cơ của tích luỹ TB
- Nền kinh tế TBCN chạy theo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại theo các chu kỳ.
- Nhưng dưới CNTB, tái sản xuất giản đơn không phải mục đích là động cơ của các nhà TB mà chi có tái sản xuất mở rộng nó mới là mục đích mà các nhà TB phải hướng tới.
- Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất mà quy mô sản xuất của năm sau bao giờ cũng mở rộng hơn quy mô của năm trước. Vì vậy, giá trị thặng dư hay lợi nhuận của năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.
Nhưng để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì đòi hỏi vốn đầu tư của nhà TB phải tăng lên. Để đạt được điều đó bắt buộc các nhà TB phải tiến hành quá trình tích luỹ.
- Tích luỹ TB là quá trình biến một bộ phận giá trị thặng dư đã bóc lột được của công nhân làm thê ở năm trước hay chu kỳ trước để hình thành ra quỹ tích luỹ phụ thêm nhằm góp vào với vốn ban đầu làm cho quy mô của TB lớn lên, trên cơ sở đó mà mở rộng quy mô sản xuất.
CMác đã khẳng định bản chất của tích luỹ TB chính là quá trình TB hoá giá trị thặng dư
* Nghiên cứu thực chất của tích luỹ TB rút ra một số KL:
+ Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ đó là giá trị thặng dư do bóc lột công nhân làm thuê mà có.
+ Quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế TB biến thành quyền chiếm đoạt TBCN
+ Quá trình tích luỹ TB sẽ làm cho quy mô của tích luỹ TB ngày càng lớn hơn quy mô của TB ứng trước.
+ Dưới CNTB động cơ để thúc đẩy quá trình tích luỹ TB chính là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB tức là quy luật sản xuất ra giá trị thặng dư để thực hiện mục đích làm giàu cho giai cấp tư sản.
2. Các nhân tố quyết định quy mô tích luỹ TB
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ quy mô của tích luỹ TB dưới CNTB nó phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố, nhưng có thể chia ra thành 2 nhóm nhân tố cơ bản
* Nhóm 1: Nếu giả định quy mô của giá trị thặng dư mà nhà TB bóc lột của công
nhân làm thuê là không thay đổi thì quy mô của tích luỹ TB sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ % phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng.
* Nhóm 2: Giả định tỷ lệ phân chia khối lượng gái trị m thành khối tích luỹ và tiêu dùng là không thay đổi thì quy mô tích luỹ của năm sau phụ thuộc vào khối lượng m mà các nhà TB bóc lột được. Nhưng khối lượng giá trị m lại hoàn toàn phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Tỷ suất giá trị thặng dư: m’
- Số lượng công nhân làm thuê bị bóc lột trong xí nghiệp của nhà TB - Quy mô của TB ứng trước
- Tốc độ chu chuyển của vốn
- Mức độ chênh lệch ngày càng lớn giữa TB sử dụng và TB tieu dùng dưới CNTB (Khấu hao thiết bị).
3. Quy luật chung của tích luỹ TB * Tích tụ và tập trung TB
- Nền kinh tế TB chạy theo mục tiêu thu lợi nhuận, vì vậy tất cả các chủ thể tham gia vào nền kinh tế đều phải chấp nhận tồn tại trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt.
- Để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh, hơn nữa để chiến thắng được đối thủ trong cạnh tranh thì bắt buộc tất cả các nhà TB dù lớn hay nhỏ đều phải tiến hành quá trình tích tụ và tập trung TB để trên cơ sở đó mà tiến hành quá trình tích tụ và tập trung trong sản xuất.
+ Tích tụ TB chính là quá trình TB hoá giá trị thặng dư hay biến một phần giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ do đó kết quả của tích tụ TB sẽ làm cho quy mô TB cá biệt của từng nhà TB tăng lên, đồng thời làm cho quy mô TB của toàn xã hội cũng tăng lên.
+ Tập trung TB là quá trình sáp nhập quy mô của nhiều TB cá biệt nhỏ thành 1 TB cá biệt mới có quy mô lớn hơn nhằm mục đích tồn tại và chiến thằng được đối thủ trong cạnh tranh. Kết quả của quá trình tập trung TB sẽ dẫn đến làm cho quy mô của 1 TB cá biệt mới tăng lên, nhưng quy mô TB của toàn xã hội không đổi.
12/01/2008 (B7):
* Quá trình tích luỹ TB là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của TB
- Cấu tạo hữu cơ của TB: Trong nền kinh tế TB để đạt được mục đích làm giùa bắt buộc các nhà TB phải ứng TB hay vốn cho quá trình sản xuất, lượng TB hay vốn đó được chia ra để mua tư liệu sản xuất hay thuê sức lao động của công nhân làm thuê. Các bộ phận TB được hình thành theo những kết cấu với những tỷ lệ tương ứng. Để phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận TB, Các Mác đưa ra 2 khái niệm:
+ Cấu tạo kỹ thuật của TB: Đó là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất so với số lượng sức lao động sử dụng tư liệu sản xuất đó. Sự biến đổi cấu tạo kỹ thuật của TB nó phản ánh sự biến đổi hay sự phát triển của tư liệu sản xuất.
+ Cấu tạo giá trị của TB: đó là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị của những tư liệu sản xuất so với số lượng giá trị sức lao động sử dụng tư liệu sản xuất đó. Sự biến đổi trong cấu tạo giá trị của TB nó phản ánh mức độ bóc lột đối với công nhân làm thuê.
Giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của TB luôn luôn có một mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Để phản ánh mối quan hệ đó, Các Mác đưa ra phạm trù cấu tạo hữu cơ của TB và định nghĩa: Cấu tạo hữu cơ của TB là cấu tạo giá trị của TB, nó do cấu tạo kỹ thuật của TB quy định nó phản ánh sự biến đổi trong cấu tạo kỹ thuật của TB.
- Trong quá trình tích luỹ TB dưới sự tác động của tiến bộ KHCN bao giờ cấu tạo hữu cơ của TB cũng biến đổi. Cấu tạo hữu cơ của TB biến đổi theo chiều hướng tăng lên trong đó TB bất biến hay giá trị của những tư liệu sản xuất có xu hướng tăng lên nhanh nhất, còn TB khả biến hay giá trị sức lao động của công nhân cũng tăng lên với một tỷ lệ nhất định nhưng bao giờ tốc độ tăng của TB khả biến cũng nhỏ hơn tốc độ tăng của TB bất biến. Vì vậy, trong thực tiễn cấu tạo hữu cơ của TB biến đổi sẽ dẫn đến làm cho giá trị sức lao động của công nhân giảm xuống một cách tương đối.
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ sẽ dẫn đến một hệ quả:
+ Trình độ bóc lột của nhà TB đối với công nhân làm thuê tăng lên.
+ Là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp hay nhân khẩu thừa tương đối * Hậu quả của tích luỹ TB dẫn đến bần cùng hoá giai cấp vô sản
- Quá trình tích luỹ TB dẫn đến làm cho cấu tạo hữu cơ của TB thay đổi và cuối cùng dẫn đến tình trạng thất nghiệp của công nhân làm thuê.
- Quá trình tích luỹ TB còn dẫn đến một hậu quả mang tính xã hội nặng nền là làm cho giai cấp công nhân làm thuê ngày càng bị bần cùng hoá. Quá trình bần cùng hoá dưới CNTB diễn ra dưới 2 hình thức:
+ Bần cùng hoá tuyệt đối giai cấp vô sản: Đó là quá trình phát triển của nền kinh tế TB sẽ dẫn đến một kết quả mang tính 2 mặt: Đó là một mặt ngày càng tích luỹ sự giàu có, cuộc sống xa hoa về một cực đó là giai cấp tư sản đồng thời mặt khác nó dẫn đến sự tích luỹ nghèo khổ bần hàn về một cực đó là giai cấp vô sản làm thuê.
+ Bần cùng hoá tương đối giai cấp vô sản: Hình thức này phản ánh sự phát triển của nền kinh tế TB thì một mặt đời sống của người lao động làm thuê cũng từng bước được cải thiện nhưng mức tăng lên của cuộc sống đối với những người lao động thấp rất xa so với
mức lợi nhuận mà giai cấp tư sản thu được. Vì vậy, trong thực tiễn dù cuộc sống của người lao động có được cải thiện nhưng thực chất họ vẫn bị bần cùng hoá.
CHƯƠNG V: TUẦN HOÀN VÀ CHỦ CHUYỂN CỦA TƯ BẢNI. Tuần hoàn của TB I. Tuần hoàn của TB
1. Ba giai đoạn vận động của TB trong lĩnh vực công nghiệp
Trong xã hội TB để thu được lợi nhuận và thực hiện ý chí làm giàu thì bắt buộc các nhà TB công nghiệp phải ứng TB hay vốn cho quá trình sản xuất. Lượng TB hay vốn đó sẽ được phân ra để mua tư liệu sản xuất và hình thành ra TB bất biến (c) và một bộ phận để thuê sức lao động của công nhân và từ đó hình thành TB khả biến (v). Các bộ phận TB này tồn tại dưới hình thức các yếu tố sản xuất ở đầu vào của quá trình sản xuất và nó sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Các bộ phận TB của TB công nghệp là liên tục vận động qua 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn tuy có độc lập với nhau nhưng lại luôn luôn phụ thuộc và chịu sự ràng buộc lẫn nhau.
- Giai đoạn I: TB hay vốn của nhà TB công nghệp tồn tại dưới hình thức là TB tiền tệ (T), chức năng của nó là mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào H (lao động, tư liệu sản xuất, công nghệ, …) Giai đoạn này diễn ra trong lĩnh vực lưu thông nhưng trên thị trường các yếu tố sản xuất. Vì vậy, công thức vận động của giai đoạn I: T – H
- Giai đoạn II: vốn của nhà TB công nghiệp tồn tại dưới hình thức là TBSX; chức năng của nó là sản xuất ra các sản phầm hàng hoá mới. Giai đoạn này diễn ra trong lĩnh vực sản xuất (tại xí nghiệp của nhà TB). Vì vậy, công thức vận động của giai đoạn II: H – H’
- Giai đoạn III: vốn của nhà TB công nghiệp tồn tại dưới hình thức là TB hàng hoá (H’) và chức năng của nó là thực hiện giá trị hay tiêu thụ khối lướngp đã sản xuất ra để thu về một lượng tiền lơn hơn lượng tiền đã ứng ra ở giai đoạn I. Giai đoạn III diễn ra trong lĩnh vực lưu thông nhưng đó là thị trường đầu ra hay thị trường mua bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Công thức vận động của giai đoạn III là: H’ – T
2. Bản chất tuần hoàn TB
Sau khi nghiên cứu 3 giai đoạn vận động của TB trong lĩnh vực công nghiệp C.Mác đã chỉ ra 3 hình thái tuần hoàn của TBCN đó là: Hình thái tuần hoàn của TB tiền tệ và công thức vận động.
* Hình thái tuần hoàn của TB tiền tệ, công thức vận động: T – H (tlsx , slđ) …. sx … H’ – T’.
* Hình thái tuần hoàn của TB sản xuất, công thức vận động: H (tlsx , slđ) …. sx … H’ – T’ - H (tlsx , slđ).
* Hình thái tuần hoàn của TB hàng hoá, công thức vận động: H’ – T’ - H (tlsx , slđ) …. sx … H”.
Từ sự vận động hay tuần hoàn của các hình thái TB cụ thể, CMác đi đến kết luận về bản chất của tuần hoàn TB nói chung:
- Khái niệm: Tuần hoàn của TB là sự vận động cảu TB qua 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn cảu TB tồn tại dưới một hình thái là một chức năng và sau đó lại quay trở về hình thái ban đầu và có thêm giá trị thặng dư cho nhà TB.
- Công thức: T – H (tlsx , slđ) …. sx … H’ – T’.