V. TB kinh doanh Nông nghiệp và vấn đề địa tô TBCN
2. Bản chất của địa tô TBCN
- Địa tô TBCN xét về mặt thực chất nó là một phần của giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà TB kinh doanh nông nghiệp và do công nhân nông nghiệp làm thuê sáng tạo ra trong quá trình sản xuất và được sử dụng để trả cho địa chủ.
- Để làm rõ bản chất của địa tô TB, Mác đã phân biệt địa tô TB với địa tô phong kiến và chỉ rõ:
* Giống nhau:
+ Cả hai loại địa tô đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư do bóc lột lao động làm thuê mà có.
+ Đều được hình thành do có sự tách rời giữa quyền sở hữu đất đai với quyền sử dụng đất đai.
* Khác nhau:
+ Chất: Địa tô phong kiến phản ánh quan hệ bóc lột trực tiếp giữa 2 giai cấp đại chủ và nông dân. Địa tô TB phản ánh quan hệ bóc lột giái tiếp giữa 3 giai cấp: địa chủ, TB kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp.
+ Lượng: Địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do người công nhân làm ra trong quá trình sản xuất. Đôi khi suất tô cao còn lấn sang phần sản phẩm
cần thiết (hay tiền công của người nông dân). Ngược lại địa tô TB chỉ là một phần của giá trị thặng dư sau khi trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà TB kinh doanh nông nghiệp.
KL: Từ những phân tích trên Mác khẳng định: Địa tô TB là sản phẩm bóc lột lao động làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp dưới CNTB. Vì vậy, nó phản ánh quan hệ bóc lột giữa 2 giai cấp hữu sản và vô sản.