TB cho vay và sự hình thành lợi tức cho vay 1 Bản chất của TB cho vay

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 36 - 39)

1. Bản chất của TB cho vay

- TB cho vay xuất hiện trong lịch sử từ rất sớm, nó có trước cả TBCN và TBTN, nhưng đó là TB cho vay nặng lãi. Loại TB cho vay này tồn tại trong thời kỳ cổ đại và trung cổ.

- Nhưng TB cho vay dưới CNTB lại có lịch sử ra đời và bản chất hoàn toàn khác. Trong nền kinh tế TB luôn luôn xuất hiện một hiện tượng là có một số nhà TB hoạt động như TBCN, TBTN, .. trong quá trình hoạt động có một số tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng đến, đó là tiền khấu hao tài sản cố định nhưng chưa hết, tiền mua nguyên, nhiên vật liệu và trả công cho người lao động nhưng chưa đến kỳ, tiền tích luỹ để mở rộng quy mô sản xuất nhưng chưa đủ, … tất cả số tiền này đang tạm thời nhà rỗi, nằm im một chỗ và không sinh lời cho chủ sở hữu.

- Trog khi đó lại có một số nhà TB hoạt động khác đang rất cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, để đổi mới TB cố định, … nhưng chưa tích luỹ kịp. Từ thực trạng đó, xuất hiện trong xã hội TB mối quan hệ cung cầu về vốn giữa các nhà TB, từ đó hình thành trong xã hội TB một loại TB mới và Mác gọi là TB cho vay và định nghĩa:

- TB cho vay là TB tiền tệ mà người chủ của nó nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho m ột nhà TB khác trong 1 thời gian nhất định nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi tức cho vay.

Z: Lợi tức cho vay.

Nhìn vào công thức vận động của TB cho vay thì dường như lợi tức là kết quả do bản năng vốn có của TB cho vay sinh ra và nhà TB cho vay không tham gia bóc lột công nhân làm thuê.

Giải thích sự vận động của TB cho vay CMác đã chỉ rõ: Nhà TB cho vay đã gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua bàn tay của nhà TB đi vay (hay nhà TB hoạt động). Vì vậy, công thức vận động đầy đủ của TB cho vay phải là:

TBCV - [ TCN – H (tư liệu sản xuất, slđ) …. Sản xuất …. H’ – T’CN ] – T’CV

2. Sự hình thành lợi tức cho vay

- Nhà TB đi vay sau khi vay được vốn tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và bóc lột được giá trị thặng dư của lao động làm thuê. Nhà TB hoạt động phải tham gia cạnh tranh với các nhà TB hoạt động khác để phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân và cuối cùng sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhà TB đi vay phải trích ra trong lợi nhuận bình quân của mình một phần để trả cho nhà TB cho vay dưới hình thức là lợi tức cho vay. Từ đó CMác đi đến định nghĩa về bản chất của lợi tức cho vay như sau: Lợi tức cho vay là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà TB đi vay trả cho nhà TB cho vay về số vốn vay và thời gian vay vốn: P’bình quân= ∑m/∑(c+v) * 100%

- Như vậy nguồn gốc của lợi tức cho vay nó là một phần của giá trị thặng dư do bóc lột công nhân làm thuê mà có.

- Quan hệ giữa TB cho vay và nhà TB đi vay là nhằm mục đích thu lợi tức. Nhưng điều mà cả nhà TB cho vay và nhà TB đi vay quan tâm trước khi diễn ra quan hệ tín dụng hay vay mượn lại chưa phải là lợi tức mà là tỷ suất lợi tức.

- Tỷ suất lợi tức là tỷ số tính theo % giữa mức lợi tức mà nhà TB cho vay thu được so với tỷ số vốn cho vay và được tính theo công thức:

Z’ = Z/TB cho vay * 100%

Tỷ suất lợi tức không phải là con số cố định mà nó luôn luôn vận động và biến đổi phụ thuộc vào các nhân tố sau:

+ Là quan hệ cung cầu về vốn vay

+ Phụ thuộc vào mức độ sinh lời của vốn vay + Điều kiện chính trị xã hội

Tỷ suất lợi tức biến động trong nền kinh tế thị trường nhưng luôn luôn nằm trong một giới hạn nhất định đó là: 0< Z’<P’bình quân

3. Quan hệ tín dụng dưới CNTB

- Quan hệ tính dụng chính là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể và nó tồn tại dưới 2 hình thức có bản đó là: Tín dụng thương mại, tính dụng ngân hàng.

+ Tín dụng thương mại đó là hình thức tín dụng diễn ra thông qua việc mua bán chịu hàng hoá hay dịch vụ trả sau hay trả dần.

Tín dụng thương mại xuất hiện ngay từ khi CNTB ra đời vay ngày nay trong nền kinh tế thị trường nó càng là hình thức tính dụng mang tính phổ biến ở hầu hết các quốc gia.

+ Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giới hay nói khác tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa các ngân hàng với các nhà TB trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cứ khác trong xã hội. Tín dụng ngân hàng thì ngân

hàng đóng vai trò trung gian giữa những người đi vay và người cho vay. Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển dựa trên cơ sở của tín dụng thương mại.

4. Ngân hàng và sự hình thành lợi nhuận ngân hàng

* Bản chất TB ngân hàng: TB ngân hàng là một TB hoạt động giống như các

TBCN, TBTN. TBNH có 2 chức năng:

- Là trung tâm tín dụng của xã hội: với chức năng này ngân hàng thực hiện 2 nghiệp vụ:

+ Huy động vốn (đi vay). Với nghịêp vụ này ngân hàng sẵn sàng nhận tất cả các khoản tiền gửi nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế. Khi nhận tiền gửi ngân hàng cam kết hoàn trả lại người gửi số tiền đúng kỳ hạn kèm theo lợi tức tiền gửi.

+ Kinh doanh vốn (cho vay): với nghiệp vụ này sau khi huy động được vốn trong xã hội, ngân hàng sẵn sàng cho tất cả các đối tác trong nền kinh tế vay tiền với điều kiện phải cam kết hoàn trả lại ngân hàng cố tiền vay đúng kỳ hạn kèm thoe lợi tức tiền vạy. Bao giờ lợi tức NH cho vay cũng lơn hơn lợi tức NH nhận gửi. Khoản chênh lệch giữa 2 mức lợi tức đó sau khi trừ đi chi phí nghiệp vụ của NH phần còn lại là lợi nhuận của NH.

- NH là thủ quỹ chung của toàn xã hội: với chức năng này, tại các NH sẵn sàng giữ các tài khoản tiền gửi dự trữ của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời NH thực hiện việc thanh toán giữa các chủ thể có tài khoản tiền gửi tại NH thông qua các mệnh lệnh thanh toán không dùng tiền mặt. Làm chức năng thanh toán giữa các chủ thể NH thu phí.

* Sự hình thành lợi nhuận NH:

- Hoạt động trong lĩnh vực NH không phải là hoạt động sản xuất, vì vậy nó không tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng hoạt động NH là hoạt động mang tính chất dịch vụ hay phụ vụ, vì vậy tất yếu nó có thu nhập.

- Như đã phân tích lợi nhuận NH là khoản chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi đã trừ đi các chi phí của nghiệp vụ NH. Nhưng kinh doanh NH không tạo ra giá trị thặng dư mà lợi nhuận NH thực chất lại là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất thông qua việc bóc lột lao động làm thuê mà các TB đi vay, TB hoạt động trích ra để trả cho TBNH vì nhờ có vốn của TBNH nhường quyền sử dụng cho mà các nhà TB hoạt động có được giá trị thặng dư.

* Phân biệt TB cho vay với TBNH:

- Giống nhau:

+ Đều kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhằm mục đích thu được khoản tiền lời dưới hình thức lợi nhuận NH hoặc lợi tức cho vay.

+ Nguồn gốc của lợi nhuận HN và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất.

+ Lợi nhuận NH và lợi tức cho vay đều được hình thành thông qua sự tách rời giữa quyền sở hữu TB với quyền sử dụng TB.

- Khác nhau:

+ Nguồn vốn hoạt động: Vốn của TB cho vay là vốn tạm thời nhàn rỗi hay vốn tiềm thế (tiềm ẩn). Vốn của TBNH lại là vốn hoạt động giống như vốn của TBCN và TBTN.

+ Kết quả hoạt động: TBNH sau quá trình hoạt động thu được lợi nhuận NH và lợi nhuận NH ngang bằng với mức lợi nhuận bình quân của các nhà TB khác. TB cho vay sau

quá trình hoạt động chỉ thu được lợi tức mà lợi tức chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân nghĩa là lợi tức cho vay nhỏ hơn lợi nhuận NH.

+ Đặc điểm hoạt động: TB cho vay không phải là TB hoạt động, vì vậy nó không tham gia cạnh tranh với các TB hoạt động khác và cũng không tham gia phân chia lợi nhuận theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân mà nó hoạt động theo nguyên tác tỷ suất lợi tức. TBNH là TB hoạt động, vì vậy nó phải tham gia cạnh tranh với tất cả các nhà TB hoạt động khác và phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân. Hay nói cách khác kết quả hoạt động của TBNH phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w