Bản chất và đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN 1 Bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 75 - 77)

1. Bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay không phải là nền kinh tế thị trường TBCN, nhưng chưa đạt đến trình độ kinh tế thị trường XHCN mà nền kinh tế thị trường ở nước ta đang là nền kinh tế thị trường mang tính quá độ để đi đến kinh tế thị trường XHCN.

* Vì vậy, kinh tế thị trường ở nước ta vừa có những đặc điểm chung của mọi nền kinh tế thị trường trên thế giới đó là (4 đặc điểm):

- Tất cả các chủ thể kinh tế đều được tự do tham gia vào thị trường - Giá cả do thị trường quyết định

- Nền kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan

- Trong nền kinh tế thị trường hiện đại đều có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước * Mặc dù nền kinh tế nước ta có những đặc điểm chung như nền kinh tế thị trường của các nước nhưng nên kinh tế thị trường ở nước ta phát triển theo định hướng XHCN, vì vậy bên cạnh những đặc điểm chung nó có những đặc điểm mang tính đặc thù, nó phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là (5 đặc điểm):

- Về mục tiêu nền kinh tế thị trường ở nước ta khác với mục tiêu nền kinh tế thị trường ở nước TB, điều đó thể hiện ở chỗ: Ở nước ta mục tiêu hàng đầu cho phát triển kinh tế thị trường là tìm mọi cách giải phóng sức sản xuất của nền kinh tế (tất cả những tiềm năng); động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện CNH, HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân; mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là thực hiện tư tưởng của HCM và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, lấy tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng XH. Đồng thời Nhà nước động viên mọi người làm giàu hợp pháp nhưng gắn liền với xoá đói giảm nghèo.

- Kinh tế thị trường ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia nhưng trong đó kinh tế Nhà nước luôn phải vươn lên giữ vai trò chủ đoạ

+ Như đã phát triển ở nước ta hiện nay đang tồn tại 3 chế độ sở hữu đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ những hình thức sở hữu đó sẽ hình thành nên nhiều thành phần kinh tế, làm xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau. Trong 5 thành phần kinh tế theo tinh thần ĐH Đảng 10 vừa cùng tồn tại trong một môi trường hợp tác nhưng lại luôn cạnh tranh với nhau. Tất cả các thành phần kinh tế đều là những bộ phận cấu thành nền KTQD thống nhât. Vì vậy, sự tồn tại của nó là một tất yếu khách quan. Để nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN thì đòi hỏi thành phần kinh tế Nhà nước phải vươn lên thực sự giữ vai trò chủ đạo, làm được chức năng hướng dẫn và điều tiết các thành phần kinh tế khác phát triển theo mục tiêu định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn.

- Nền kinh tế thị trường ở nước ta thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập nhưng trong đó phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản và chủ yếu nhất.

+ Mỗi chế độ xã hội sẽ có một hình thức phân phối tương ứng với nó và hình thức phân phối thống trị nền kinh tế bao giờ nó cũng phụ thuộc vào quan hệ sản xuất thống trị của nền kinh tế đó.

+ Ở nước ta phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì trong thời kỳ quá độ nền kinh tế cũng đang tồn tại nhiều hình thức phân phối, mỗi hình thức phân phối tương ứng với một loại hình kinh tế, dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Hiện nay, ở nước ta ngoài phân phối theo lao động vẫn có hình thức phân phối theo tài sản và vốn đóng góp của mỗi người, hay phân phối căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi chủ thể. Ngoài ra, ở nước ta để đảm bảo công bằng và thực hiện được bản chất ưu việt của CNXH thì vẫn có hình thức phân phối tham gia quỹ phúc lợi xã hội.

+ Nhưng nước ta mới ở bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ, trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, tính chất của lao động chưa đồng nhất (trình độ chuyên môn, sức khoẻ). Vì vậy, sự đóng góp của mỗi chủ thể vào quá trình sản xuất không giống nhau nên phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối cơ bản và công bằng nhất.

+ Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường ở nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước XHCN ở tầm vĩ mô.

+ Trong nền kinh tế thị trường thì tất cả các quốc gia đều cần thiết phải có vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế, một mặt để tạo ra sự ổn định vĩ mô cho nền kinh tế, mặt khác tạo ra những điều kiện, tiền đề để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển và đạt được hiệu quả, trên cơ sở đó nhằm đạt được mục tiêu công bằng cho tất cả các chủ thể tham gia vào thị trường.

+ Nhưng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta vai trò điều tiết và quản lý nền kinh tế của Nhà nước lại được thể hiện thông qua bản chất của Nhà nước XHCN đó là Nhà nước của dân, do dân, Nhà nước hoạt động vì mục đích của nhân dân. Với đặc điểm đó thì tất cả cơ chế, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường vừa có mục tiêu vừa có biện pháp khác với sự điều tiết của Nhà nước tư sản.

+ Việc điều tiết và quản lý của Nhà nước VN đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được tiến hành theo nguyên tắc kết hợp giữa kế hoạch với thị trường. Trong đó thị trường là bộ phận cấu thành của nền kinh tế, thị trường sẽ mà mục tiêu để Nhà nước hình thành nên các kế hoạch và chính sách kinh tế. Ngược lại, kế hoạch lại là hình thức

thực hiện, là phương thức dẫn đường cho thị trường vận động theo đúng các quy luật kinh tế khách quan. Ở nước ta kế hoạch và thị trường được kết hợp với nhau trong một cơ chế, sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường được thực hiện cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế thị trường mở và hội nhập

+ Đây là đặc điểm phản ánh sự khác biệt kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng cửa khép kín trước đổi mới ỏ nước ta, đồng thời phản ánh xu thế hội nhập nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay.

+ Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách mạng KHCN tác động vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đồng thời thời đại ngày nay lại đang diễn ra quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia nằm trong sự phụ thuộc lẫn nhau với các quốc gia khác. Vì vậy, phát triển nền kinh tế theo hướng mở cửa và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế là một tất yếu khách quan đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nhưng mở cửa và hội nhập nền kinh tế theo chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, phải đẩy mạnh xuất khẩu và coi xuất khẩu là hướng ưu tiên của kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay.

+ Mở cửa và hội nhập phải tuân thủ những nguyên tắc của quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó cả 4 nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi bên và phát triển theo mục tiêu định hướng XHCN đều có vai trò quan trọng như nhau nên không được xem nhẹ mặt nào.

18/3/2008 (B18)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 75 - 77)