1. Bản chất cảu chu chuyển TB
Chu chuyển của TB là sự vận động của TB qua các vòng tuần hoàn và nếu xem nó là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại chứ không phải là quá trình vận động cô lập.
2. Thời gian chu chuyển của TB
Trong 1 vòng tuần hoàn của TB đều gồm 2 giai đoạn diễn ra trong lưu thông và giai đoạn I và giai đoạn III và 1 giai đoạn diễn ra trong lĩnh vực sản xuất là giai đoạn II. Vì vậy, thời gian chu chuyển của TB bao gồm cả thời gian TB nằm trong lĩnh vực lưu thông và thời gian TB nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian TB nằm trong lĩnh vực lưu thông gồm: thời gian mua các yếu tố sản xuất trên thị trường đầu vào, đồng thời bao gồm thời gian bán các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ ở thị trường đầu ra. Còn thời gian TB nằm trong lĩnh vực sản xuất gồm: Thời gian sản xuất (đó là thời gian sức lao động kết hợp với ltsx để tạo ra sản phẩm) và thời gian tư liệu sản xuất nằm chờ trong quá trình sản xuất, đối tượng lao động nằm dự trữ chờ sản xuất.
Từ những phân tích trên Các Mác đi đến KL: Thời gian chu chuyển của TB đó là thời gian kể từ khi TB ứng ra dưới 1 hình thái TB nhất định, và sau quá trình vận động lại quy trở về dúng hình thái ban đầu và có thêm giá trị thặng dư cho nhà TB.
- Tốc độ chu chuyển của TB là khái niệm nhằm chỉ sự vận động của TB nhanh hay chậm. Tốc độ chu chuyển của TB liên quan đến hiệu quả sử dụng TB.
Để tính tốc độ chu chuyển của TB người ta sử dụng công thức: N = CH/ch
Trong đó, N là số vòng chu chuyển của TB được tính theo đơn vị ngày, tháng, năm. Còn CH là thời gian vận động của TB trong một năm (được tính 365 ngày, 12 tháng), ch là thời gian vận động của 1 vòng chu chuyển.
Để tăng tốc độ chu chuyển của TB đòi hỏi giảm cả thời gian TB nằm trong lĩnh vực sản xuất và thời gian TB nằm trong lĩnh vực lưu thông hay phải giảm thời gian cho một vòng chu chuyển.
Để giảm thời gian TB trong lĩnh vực sản xuất đòi hỏi phải tổ chức hợp lý quá trình lao động, đồng thời phải lựa chọn những quy trình công nghệ mà có ít thời gian đối tượng lao động phải nằm chờ trong lĩnh vực sản xuất. Còn để giảm thời gian trong lĩnh vực lưu thông thì cần phải thực hiện văn minh thương mại theo phương châm mua nhanh, bán nhanh để tăng tần suất quay vòng vốn. Đồng thời thông qua các nghiệp vụ của thị trường như quảng cáo marketing để rút ngắn thời gian lưu thông trên thị trường.
3. TB cố định và TB lưu động
Dưới CNTB căn cứ vào đặc điểm của quá trình chu chuyển giá trị các bộ phận TB vào giá trị của sản phẩm mới được tạo ra, CMác chia TB hay vốn sản xuất của nhà TB thành cặp phạm trù TB cố định và TB lưu động.
- TB cố định là một bộ phận của TB sản xuất mà giá trị của nó được biểu thị ở giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, đường xá, … bộ phận TB này có đặc điểm nó tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển ngay một lúc, một lần vào giá trị của những sản phẩm mới được tạo ra mà nó chuyển dần dần từng phần thông qua quá trình khấu hao.
- TB lưu động: TB lưu động cũng là bộ phận của TB sản xuất, nhưng giá trị của nó được biểu thị ở giá trị của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và giá trị sức lao động của người công nhân tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm và giá trị của nó lại chuyển
ngay môt lúc, một lần vào giá trị của sản phẩm mới và sẽ hoàn lại cho chủ sở hữu ngay sau khi sản phẩm được tiêu thụ xong trên thị trường.
- Trong nền kinh tế TB các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất luôn luôn có sự biến đổi, điều đó phụ thuộc vào tiến bộ KHCN của quá trình sản xuất. Cụ thể là đối với TB cố định luôn luôn diễn ra 2 quá trình hao mòn la hao mòn hữu hình (hao mòn cơ học) và hao mòn vô hình (đó là sự mất giá của TB cố định khi tiến bộ KHCN mới ra đời) còn đối với TB lưu động thì giá trị của nó luôn luôn biến động theo chiều hướng giảm xuống vì tiến bộ của KHCN tác động vào những yếu tốt vật chất cấu thành nên TB lưu động.
4. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của TB ứng trước
- Chu chuyển chung của TB ứng trước: Đây là thời gian chu chuyển của trung bình của các bộ phận trong một thời kỳ nhất định thường tính 1 năm:
T= [(80.000:5) + (20.000 x 6)]/100.000=1.36 c1: 80.000, 5 năm
c2+ v: 20.000 -> 1 năm 6 vòng
- Chu chuyển thực tế của TB ứn trước: Đó là thời gian để cho tất cả các bộ phận TB được phục hồi hoàn toàn về mặt hình thái hiện vật.
Trong thực tế thời gian chu chuyển thực tế của TB ứng trước bao giờ cũng phụ thuộc vào thời gian chu chuyển của TB cố định.
CHƯƠNG VI: CÁC HÌNH THÁI TB
VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯI. Lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất I. Lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
1. Chi phí sản xuất TBCN:
- Trong xã hội TB để sản xuất ra bất kỳ một sản phẩm nào thì con người đều phải bỏ ra những chi phí sản xuất nhất định. Nhưng đối với người trực tiếp sản xuất (công nhân) thì quan niệm đó là chi phí vê lao động và bao gồm chi phí lao động sống (lao động hiện tại của công nhân) và chi phí lao động vật hoá (lao động quá khứ được thể hiện ở giá trị của các yếu tố đầu vào). Đối với người lao động thì cho chi phí lao động là chi phí thực tế và khẳng định nó là nguồn gốc, là cơ sở để sáng tạo ra giá trị sản phẩm là cơ sở để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà TB.
Nhưng đối với nhà TB là người không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên không quan niệm đó là chi phí lao động mà cho rằng nhà TB chỉ cần bỏ ra một lượng chi phí nhất định về TB, lượng TB đó sẽ được chia ra để mua tư liệu sản xuất để hình thành TB bất biến và mua sức lao động để hình thành TB khả biến. Nhà TB cũng khẳng định tất cả những chi phí về TB (c+v) được gọi chung là chi phí sản xuất TB ký hiệu: k = c+v và cũng KL nó là nguồn gốc sinh ra giá trị và tạo ra lợi nhuận cho nhà TB
Phân tích quan điểm của người lao động và nhà TB, Các Mác đã đi đến KL:
+ Chi phí sản xuất TBCN hay …. Là chi phí về vốn hay tiền tệ. Vì vậy, nó chỉ có vai trò tạo lập ra các yếu tố vật chất cho quá trình sản xuất ra sản phẩm, chứ chi phí sản xuất TBCN không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
+ Theo lý luật giá trị lao động thì lao động là cơ sở để hình thành giá trị sản phẩm. Vì vậy, trong thực tiễn chỉ có những chi phí về lao động hay chi phí thực tế mới là cơ sở
để hình thành nên giá trị của sản phẩm và qua đó hình thanh nên giá trị thặng dư cho nhà TB.
+ Giữa chi phí sản xuất TB và chi phí thực tế nó có điểm giống nhau đó là để sản xuất ra sản phẩm thì con người đều phải bỏ ra những chi phí nhưng giữa chúng lại có sự khác nhau:
./ Khác nhau về lượng: Chi phí thực tế bao giờ cũng lớn hơn chi phí TB vì chi phí thực tế gồm chi phí về tư liệu sản xuất ( c) và chi phí về sức lao động của người công nhân mà sức lao động của người công nhân có đặc điểm tạo ra giá trị mới (v+m) hay nói cách khác chi phí thực tế: (c+v+m) còn chi phí sản xuất TB chỉ bao gồm (c+v).
./ Khác nhau về chất: Chi phí thực tế là chi phí về lao động, vì vậy n ó phản ánh đúng đầy đủ những hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hoá. Còn chi phí sản xuất TB nó chỉ phản ánh hao phí của nhà TB cho quá trình sản xuất mà không tạo ra giá trị hàng hoá.
26/01/2008 (B8)
* Lợi nhuận:
- Khi chưa xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất TBCN (c+v=k) thì cơ cấu giá trị của sản phẩm bao gồm: c+v+m. Ở đây người ta dễ dàng nhận thấy giá trị thặng dư được sinh ra từ TB khả biến (v) hay sức lao động của công nhân làm thuê.
- Như khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất TBCN (c+v=k) thì cơ cấu giá trị của sản phẩm sẽ = k+m (k=c+v) đến đây sự khác biệt giữa TB bất biến c và TB khả biến v biến mất, người ta chỉ nhận thấy giá trị thặng dư m được sinh ra từ chi phí sản xuất TB hay vốn ứng trước của nhà TB.
Từ cách nhận thức đó nhà TB khẳng định vốn đầu tư của nhà TB là cơ sở đem lại giá trị thặng dư hay lợi nhuận cho nhà TB. Vì vậy, CMác cũng chỉ rõ: giá trị thặng dư một khi được xem là con đẻ của toàn bộ TB ứng trước thì nó mang hình thài biến tướng và gọi là lợi nhuận ký hiệu là p.
- Khi xuất hiện phạm trù lợi nhuận thì cơ cấu giá trị sản phẩm sẽ = k+p
Câu hỏi: Thế nào là lợi nhuận, phân biệt giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận
* Giống nhau: Đều phản ánh quan hệ bóc lột giữa giai cấp TB với giai cấp người
làm thuê.
* Khác nhau:
- Đó là sự khác nhau về chất: khi nói đến giá trị thặng dư thì hàm ý chỉ nó được sinh ra từ tư bản khả biến (sức lao động của công nhân làm thuê) nhưng khi nói đến lợi nhuận thì hàm ý chỉ nó được sinh ra từ chi phí sản xuất hay vốn ứng trước của nhà TB.
- Sự khác nhau về lượng: trong thực tiễn giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận nếu xét về mặt lượng có 3 trường hợp xảy ra:
+ Nếu trên thị trường giá cả bán theo đúng giá trị thì lợi nhuận và giá trị thặng dư bằng nhau.
+ Nếu giá cả bán cao hơn giá trị thì lợi nhuận lớn hơn giá trị thặng dự. + Nếu giá cả bán thấp hơn giá trị thì lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư.
* Tỷ suất lợi nhuận:
- Trong nền kinh tế hàng hoá và cao hơn là nền kinh tế thị trường thì các nhà TB đầu tư vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh là nhằm mục đích thu lợi nhuận hay tiền lãi.
- Nhưng trong thực tiễn, trước khi các nhà TB quyết định ứng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh thì cái mà các nhà TB quan tâm trước hết chưa phải là lợi nhuận mà là tỷ suất lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo % giữa giá trị thặng dư mà nhà TB bóc lột được, so với TB hay vốn đầu tư của nhà TB. Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức: p’ = m/(c+v) * 100%.
Câu hỏi: Thế nào là tỷ suất lợi nhuận, phân biệt tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo % giữa giá trị thặng dư và chi phí sản xuất TBCN: m’ = m/v * 100%
* Giống nhau: Đều phản ánh quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô
sản.
* Khác nhau:
- Về chất: Khi nói đến m’ thì phản ánh trình độ bóc lột của nhà TB đối với công nhân làm thuê. Ngược lại tỷ suất lợi nhuận không phản ánh trình độ bóc lột mà chỉ mách bảo cho các nhà TB nơi đầu tư hay nên đầu tư vốn vào lĩnh vực nào, ngành nào có lợi nhất
- Về lượng: Bao giờ tỷ suất lợi nhuận cũng nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư 2. Sự hình thành lợi nhuận bình quân
- Trong nền kinh tế TB các nhà TB đầu tư vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh đều n hằm mục đích thu được lợi nhuận, hơn nữa là mức lợi nhuận tối đa.
- Để thu được lợi nhuận thì bắt buộc tất cả các nhà TB phải chấp nhận tồn tại trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các mác đã khái quát và chỉ ra 2 hình thức cạnh tranh cơ bản dưới CNTB
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường của sản phẩm: ./ Là hình thức cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp, xí nghiệp của cùng một ngành sản xuất sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, nhằm mục đích thu được lợi nhuận siêu ngạch
./ Để đạt được mục đích cạnh tranh thì bắt buộc các nhà TB của các doanh nghiệp, xí nghiệp của ngành đó phải áp dụng tiến bộ KHCN vào trong quá trình sản xuất, để nâng cao năng suất lao động cá biệt trong doanh nghiệp của mình, qua đó giảm chi phí cá biệt của sản phẩm. Trong điều kiện giá trị thị trường của sản phẩm không đổi thì doanh nghiệp nào có chi phí cá biệt nhỏ nhất sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch cao nhất.
./ Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ làm cho chi phí cá biệt của tất cả các doanh nghiệp, xí nghiệp trong ngành đó giảm xuống. Cạnh tranh trong nội bộ ngành vẫn tiếp tục tiếp diễn. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến làm cho giá trị thị trường mới của sản phẩm sẽ giảm xuống.
+ Cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến sự hình thành lợi nhuận bình quân.
./ Cạnh tranh giữa các ngành là hình thức cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp, xí nghiệp thuộc các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư vốn có lợi nhất.
./ Biện pháp cạnh tranh: Là các nhà TB tự do di chuyển TB từ ngành này chuyển sang ngành khác để thông qua dó phá vỡ quan hệ cân bằng cung cầu trên thị trường của
sản phẩm các ngành. Từ đó làm cho giá cả thị trường thay đổi và tất yếu làm cho tỷ suất lợi nhuận ở các ngành cũng thay đổi.
Ngành sx c v m P’
Da 60 40 40 40%
Dệt 70 30 30 30%
Cơ khí 80 20 20 20%
P’bq= 90/30 *100% = 30%
./ Kết quả: Cạnh tranh giữa các ngành tất yếu sẽ làm cho thị trường biến động, giá cả lên xuống thất thường, lợi nhuận của các nhà TB không ổn định, nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái. Để tạo ra sự ổn định của thị trường và tạo ra tâm lý ổn định cho người kinh doanh thì bắt buộc các nhà TB ở các ngành phải đi đến một sự thoả hiệp là phân chia nhau lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư mà các nhà TB đã bóc lột được của công nhân làm thuê so với tổng TB ứng trước của các nhà TB và được tính theo công thức: p’bq= ∑m/∑(c+v) * 100%
Việc phân chia lợi nhuận theo nguyên tắc bình quân hoá tất yếu sẽ dẫn đến các nhà TB khi có vốn bằng nhau, có trình độ bóc lột ngang nhau, thì dù đầu tư vào đâu hay vào ngành nào cũng sẽ thu được một mức lợi nhuận ngang nhau và Mác gọi là lợi nhuận bình quân và định nghĩa: Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của những TB bằng nhau nhưng đầu tư vào những ngành sản xuất khác nhau và ký hiệu là: pbq.
3. Sự chuyển hoá giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất
- Khi chưa xuất hiện cạnh tranh giữa các ngành và chưa phân chia lợi nhuận theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân thì cơ cấu giá trị của sản phẩm = c + v + m. Theo