Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời ký quá độ lên CNX Hở VN.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 56 - 57)

Để đạt mục tiêu mô hình XHCN ở nước ta như văn kiện các ĐH Đảng đã xác định thì trong thời kỳ quá độ nước ta phải thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ kinh tế cơ bản sau:

1. Phát triển lực lượng sản xuất, tiến hành CNH, HĐH để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH chất kỹ thuật cho CNXH

- Muốn có CNXH thì đòi hỏi phải xây dựng cơ sở vật chất tương ứng với nó. Theo lý uật của CN Mác – Lê nin thì cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH phải là nền đại CN cơ khí hoá có khả năng cải tạo được toàn bộ nền KTQD.

- Để có được cơ sở vật chấtkỹ thuật đó trước hết nước ta phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Để phát triển lực lượng sản xuất nước ta phải tiến hành đồng thời 2 quá trình gắn với 2 chiến lược của nền kinh tế đó là:

+ Đào tạo nguồn nhân lực cho cho chất lượng cao cho nền KTQD. Để đào tạo nguồn nhân lực nước ta phải tiến hành:

./ Phát triển giáo dục đào tạo, coi đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư chiều sâu cho nền kinh tế. Vì vậy giáo dục đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu của nền kinh tế.

./ Thực hiện một chiến lược nâng cao thể lực của nguồn nhân lực thông qua các chính sách cụ thể như: dân số, kế hoạch hoá gia đình, y tế cộng đồng và dinh dưỡng quốc gia.

+ Tiến hành CNH, HĐH để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trên cơ sở đó phát triển hệ thống tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại cho nền kinh tế quốc dân.

KL: Trong tất cả văn kiện ĐH Đảng, Đảng ta luôn nhấn mạnh chỉ có hoàn thành nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước thì mới xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật cho một xã hội mới, mới nâng cao được năng suất lao động và mới thực hiện được mục tiêu mà CNXH đã đặt ra.

2. Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới XHCN ở nước ta

- Để có CNXH ở nước ta thì bên cạnh việc phát triển lực lượng sản xuất đòi hỏi phải từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới cho nó thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

- Nhưng xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể thực hiện theo ý muốn chủ quan duy ý chí mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở nước ta phải chú ý đến cả 3 mặt của quan hệ sản xuất, nó là quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối.

+ Về vấn đề sở hữu trong thời ký quá độ nước ta phải tôn trọng và thừa nhận sự tồn tại khách quan đa hình thức. Sở hữu đối với tư liệu sản xuất và trong đó sở hữu tư nhân vẫn còn là hình thức sở hữu cần thiết đối với nền kinh tế quá độ, vì vậy không được chủ quan duy ý chí xoá bỏ nó. Một nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữ thì tất yếu phải tồn tại một cơ chế nhiều thành phần. Vì vậy Nhà nước cần phải tạo điều kiện để cho các thành phần kinh tế bình đẳng tham gia vào nền kinh tế.

+ Về tổ chức quản lý: Trong thời kỳ quá độ cần phải tồn đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tương ứng với các hình thức sở hữu hiện có.

+ Vấn đề phân phối trong thời kỳ quá độ là một mặt quan trọng của quan hệ sản xuất, nó là vấn đề giữ vai trò động lực đối với nền kinh tế. Vì vậy, cần phải xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế để tổ chức các hình thức phân phối, sao cho thông qua phân phối vừa tạo ra công bằng trong xã hội vừa thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

- Việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới XHCN ở nước ta dù phát triển hay đổi mới dưới hình thức nào thì cũng phải đảm bảo mối quan hệ tương đồng hài hoà với nền kinh tế hay nói cách khác với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

- Nước ta bước vào thời ký quá độ đi lên CNXH từ một xuất phát điểm rất thấp. Vì vậy, có thể khẳng định cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH gần như chưa có, hơn nữa nguồn nội lực để thực hiện mục tiêu CNXH trong tình trạng khan hiếm và thâm hụt lớn.

- Để khắc phục sự thiếu hụt về nội lực trong quá trình xây dựng CNXH đòi hỏi chúng ta phải tranh thủ khai thác các nguồn ngoại lực từ bên ngoài. Để khai thác nguồn ngoại lực đòi hỏi chúng ta phải phát triển nền kinh tế theo hướng mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

- Để thực hiện được chính sách mở cửa thì trong quan hệ ngoại giao quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã có những chiến lựơc và sách lược thích hợp đối với mỗi thời kỳ. Theo tinh thần ĐHĐ 8 đến ĐHĐ 10 chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại ở nước ta là đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thời thực hiện đa dạng hoá các hình thức quan hệ kinh tế đối ngoại để thông qua nó thu hút những nguồn ngoại lực như vốn, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý của các nước có nền kinh tế tiên tiến.

- Để thực hiện được các mục tiêu kinh tế đối ngoại như đã phântích thì đồi hỏi phải nâng cao năng lực về sức cạnh tranh cho nền kinh tế, đồng thời phải tích cực khai thác thị trường thế giới, đồng thời phải tối ưu hoá cơ cấu xuất nhập khẩu. Mặt khác, phải tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch đa phương toàn cầu.

Trong 3 nhiệm vụ, nhiệm vụ 1 là trong tâm nhất.

CHƯƠNG X: SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi kinh tế chính trị cao học (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w