- Phương pháp so sánh xếp hạng
Duy trì nguồn nhân lực
Đo lường kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Đánh giá kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực Mục tiêu chiến lược của quản trị nguồn nhân lực
Mục tiêu chiến lược của tổ chức
Thu hút nguồn nhân lực
Khi tổ chức có quy mô lớn, với nhiều đơn vị thành viên, có thể áp dụng phương
pháp so sánh xếp hạng các chỉ số căn bản trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của
một đơn vị/bộ phận với các đơn vị bộ phận khác.
Phương pháp so sánh xếp hạng cũng được áp dụng để phân tích kết quả hoạt động
theo chuỗi thời gian (năm, tháng, tuần, ngày) để tìm ra quy luật hoặc xu hướng thay đổi và có biện pháp ứng phó kịp thời.
- Phương pháp so sánh với mức chuẩn.
Mức chuẩn có thể được quy định là trung bình trong ngành hoặc mức chuẩn là mức độ đạt được của tổ chức hoạt động tốt nhất trong ngành, giúp tổ chức xác định rõ vị trí
của tổ chức trong ngành nghề về phương diện quản trị nguồn nhân lực.
- Phương pháp quản trị theo mục tiêu.
So sánh kết quả thực tế đạt được với mục tiêu kế hoạch để xác định mức độ hoàn thành mục tiêu và tìm ra các nguyên nhân không hoàn thành mục tiêu, các nguyên nhân giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả.
- Hệ thống cân bằng điểm.
Theo Kaplan và Norton (2005), kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện ở bốn khía cạnh sau và được đo lường bằng các tiêu chí then chốt:
Tài chính thông qua kết quả về doanh số, lợi nhuận, dòng tiền, giảm chi phí, v.v Khách hàng và thị trường thông qua kết quả về sự phát triển của thị phần, sản
phẩm mới, mức độ thỏa mãn của khách hàng, chất lượng sản phẩm – dịch vụ.
Các quá trình kinh doanh thông qua việc thiết lập và ứng dụng những quy trình hoàn hảo.
Học tập và phát triển nguồn nhân lực thông qua các tiêu chí kết quả về mức độ
thỏa mãn của cán bộ nhân viên, lòng trung thành của cán bộ nhân viên, mức độ gia tăng về trình độ năng lực của cán bộ nhân viên.