Chỉ tiêu ĐV Năm 2013 Năm

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 92 - 97)

- Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lạ

TChỉ tiêu ĐV Năm 2013 Năm

So sánh

+/- %

1 Doanh thuthuần đồng 805,350,018,259 1,266,161,001,700 460,810,983,441 57.22 2 Lợi nhuận ST đồng 13,245,359,753 9,791,476,306 -3,453,883,447 -26.08 3 VKD bình quân đồng 4349950299011 5749170378603 1,399,220,079,59 3 32.17 - VKD đầu kỳ đồng 3,980,220,287,26 5 4,719,680,310,756 739,460,023,491 18.58 - VKD cuối kỳ đồng 4,719,680,310,75 6 6,778,660,446,450 2,058,980,135,69 4 43.63

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

a Sức sản xuất của VKD đ/đ 0.19 0.22 0.04 18.96 b Sức hao phí của VKD đ/đ 5.4 4.5 -0.86 -15.93 c Hệ số doanh lợi của VKD đ/đ 0.003 0.002 -0.001 -44.07

Sức sản xuất của vốn kinh doanh năm 2014 là 0,22 đ/đ tức là cứ 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất tạo ra 0,22 đồng doanh thu tăng lên so với năm 2013 là 0,04 đ/đ tương ứng tăng 18.96%. Cho thấy trong năm 2014 nhà máy sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả do trong năm này tình hình kinh tế trong nước có nhiều khả quan, lượng hàng tồn kho giảm giúp nhà máy luân chuyển được vốn..

Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2014 là 0,002 đồng tức là 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra đem lại 0,002 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2013 là 0,001 đồng. Cho thấy trong năm 2014 lợi nhuận đạt được của nhà máy đã bị giảm xuống. Bởi vì trong năm 2014 nhà máy đã chi phần lớn lợi nhuận đạt được cho việc mua sắm lắp đặt máy mọc thiết bị cho dây chuyền mới .

Qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy xi măng Công Thanh có thể nhận thấy là có chiều hướng tốt, đã tận dụng tối đa khả năng kinh doanh của mình. Tuy nhiên ,như đã phân tích từ trên,do nhà máy đang trong giai đoạn hoàn thành dây chuyền II, nên nguồn tài sản cũng như nguồn vốn đầu tư đang rất lớn ,trong khi đó sản lượng sản xuất cũng như doanh thu chỉ mới thu được từ dây chuyền 1.Vốn thực đầu tư cho sản xuất chỉ là 1 phần trong tổng tài sản của doanh nghiêp ,điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả sử dụng vốn, khi phân tích hiệu quả này rất nhỏ.

2.6.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh2.6.5.1. Một số biện pháp của nhà máy. 2.6.5.1. Một số biện pháp của nhà máy.

Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cần quan tâm đế chất lượng của sản phẩm, giá bán, để thu hút được khách hàng và tăng doanh thu.

Xuất phát từ thực tiễn tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cà tình hình thực hiện lợi nhuận của nhà máy , em nhận thấy nhà máy cũng đã thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể.

Nâng cao lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp bảo toàn được vốn, có được lợi thế cạnh tranh, có điều kiện phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình và như vậy doanh nghiệp mới có sức mạnh để có thể tồn tại trên thị trường.

Hơn thế nữa, nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, tức là có lợi nhuận thì kinh doanh có điều kiện đầu tư cải tiến công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao uy tín trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tốt nhất các sản phẩm dịch vụ hàng hóa cho nhu cầu xã hội.

Nhận thức rõ điều này, nhà máy luôn cố gắng tìm kiếm và áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao lợi nhuận cho chính mình. Dưới đây là một số biện pháp mà doanh nghiệp cần áp dụng trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2013.

-Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất.

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với lợi nhuận và mục đích nâng cao lợi nhuận của mình.Doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng sản xuất.

- Phấn đấu tiết kiệm chi phí

Nhìn chung trong năm 2014, nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện kế hoạch giảm chi phí nhưng vẫn chưa thu được kết quả khả quan. Cụ thể là mặc dù các khoản chi phí của nhà máy đều tăng so với năm 2013 nhưng chủ yếu là do tình hình lạm phát. Kết quả này có được từ biện pháp đứng đắn là khoản chi phí giúp nâng cao lợi nhuận.

- Thường xuyên quan tâm,chăm lo đến đời sống vật chất , tinh thần của người lao động.

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Họ vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Mọi hoat động trong doanh nghiệp đều do con người điều khiển và thực hiện ,tức là luôn có sự tác động của con người ở mọi công việc.Tuy nhiên con người không phải là máy móc, con người làm việc với một nhân thức và tình cảm nhất định. Chính vì vậy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải khai thác kết hợp hài hòa thúc đẩy cá nhân với động cơ chung của doanh nghiệp, biết xây dựng củng cố không khí làm việc trong sạch vững mạnh, tin tưởng và cởi mở giữa các thành viện trong doanh nghiệp nhằm tạo ra”sức mạnh tinh thần cho doanh nghiệp”.Có như vậy, mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ được thực hiện với tinh thần nhiệt tình, hăng say và tự nguyện của người lao động và tất yếu công việc sẽ đạt hiệu quả hơn.

Nhận thức được điều đó, doanh nghiệp đã không ngừng quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viện trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thường xuyên phát động phong trào thi đua hàng tháng có thưởng cho các cá nhân xuất sắc trong sản xuất kinh doanh để động viên mọi người làm việc.

Phát động phong trào thi đua trong doanh nghiệp nhân dịp những ngày lễ lớn của cả nước và doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên tham gia công tác đoàn thể, có chế độ thăm hỏi khi nhân viên ốm, hiếu, hỉ….Tổ chức tốt các cuộc thăm quan nghỉ mát hàng năm nhằm tạo điều kiện cho cán bộn công nhân viên được nghỉ ngơi, phục hồi sản xuất.

Chế độ khen thưởng hợp lý cùng với sự quan tâm kịp thời của Ban lãnh đạo đã tạo ra không khí làm việc hứng khởi,tạo điều kiện nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi người trước nhiệm vụ được giao , đồng thời thúc đấy cán bộ công nhân viên tìm mọi biện pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.

Tóm lại các biện pháp doanh nghiệp áp dụng là:

Có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ phù hợp,tránh tình trạng tồn kho quá nhiều, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, kinh doanh kém hiệu quả.

Tăng vốn vòng luân chuyển vốn lưu động , để vốn lưu động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo hơn.

Đối với trang thiết bị áp dụng những biện pháp khoa học tiên tiến vào sản xuất để giảm giá thành,nâng cao chất lượng sản phẩm.

Luôn quan tâm ,chăm lo đến đời sống cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp tạo điều kiện sản xuất tốt.

Năm 2014 doanh nghiệp có nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng doanh thu đạt được trong năm vẫn tăng so với năm 2013.Đây là kết quả đạt được từ việc lỗ lực của CBCVN doanh nghiệp, ngoài ra cũng do yếu tố thị trường tác động nhiều.

2.6.5.2. Một số đề xuất tăng hiệu quả hoạt động tài chính.

Qua phân tích thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy có thể thấy nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao năng hiệu quả kinh doanh và hoàn thành kết hoạch đặt ra. Tuy nhiên , nhà máy cũng gặp không ít khó khăn, tồn tại đòi hỏi ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy phải có biện pháp khắc phục kịp thời nhăm đảm bảo cho nhà máy hoạt động có hiệu quả trong những năm tiếp theo. Trong thời gian thưc tập ở nhà máy và qua nghiên cứu hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, e xin đưa ra một số ý kiến đề xuất hi vọng sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả của nhà máy.

• Phấn đấu tiết kiệm chi phí đặc biệt là hạ giá thành sản phẩm.

Trong năm qua, nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí. Do đó đã làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm.

Việc hạ thấp giá thành của sản phẩm sẽ giúp nhà máy tăng được sức cạnh tranh trên thị trường, có thể đưa ra được mức giá linh hoạt trong chiến lược maketing và vẫn đảm bảo lợi nhuận cho mình.

Muốn vậy , nhà máy cần phải bố trí lao động hợp lý nhằm phát huy tối đa khả năng lao động cũng như năng lực của máy móc thiết bị, tiết kiệm hao phí lao động , vật tư, năng lượng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu kỹ thuật nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.

• Tăng cường công tác quản lý và thu hồi công nợ

Thu hồi công nợ đã trở thành vấn đề nan giải gây khó khăn cho nhà máy trong năm 2013 . Để tránh tình trạng này tiếp diễn năm 2014 và giảm bớt các chi phí trong việc thu hồi công nợ. Nhà máy cần có biện pháp nhằm khuyến khích việc thanh toán nhanh tiền hàng của khách hàng như có các chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng của nhà máy.

Ngoài ra cũng cần phải chủ động xử lý các công nợ phải thu , thường xuyên đốc thúc khách hàng trả nợ khi đến hạn thanh toán,đưa ra các lợi ích ,ưu đãi khách hàng sẽ được hưởng trong lần mua hàng tiếp theo nếu thanh toán để khách hàng có thời gian chuẩn bị tiền hàng để trả nợ

Muốn vậy, nhà máy phải tăng cường hơn nữa quyền tự chủ cho cá nhân và bộ phận bán hàng , có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân bộ phận kinh doanh có thành tích tốt bên cạnh đó là ràng buộc giữa quyền lợi và nhiệm vụ được giao.

• Tăng cường đầu nâng cao dây chuyền công nghệ sản xuất.

Việc tổ chức và quản lý sản xuất không đạt kế hoạch đề ra, công tác maketing , bán hàng nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhất là sản phẩm mới không tốt. Việc tổ chức sản xuất không khoa học , công tác lập kế hoạch yếu kém làm cho doanh nghiệp không đạt kế hoạch sản xuấn và tiêu thụ đề ra. Nhưng giữa sản xuất và tiêu thụ có sự hợp lý nhất định nên lượng hàng tồn kho không lớn.

Bên cạnh những vấn đề trên , doanh nghiệp cần lưu ý đến hiệu quả sử dụng tài sản vốn kinh doanh. Nhìn chung qua phân tích chỉ tiêu tài chính cho thấy hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp. Doanh thu lớn và giảm nhẹ , hơn nữa lợi nhuận giảm còn nhỏ hơn nhiều so với doanh thu và còn giảm so với năm 2013. Doanh nghiệp cần xem xét lại các khoản chi phí có thể tiết kiệm để tăng lợi nhuận , vì lợi nhuận chính là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp

Trước tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, doanh nghiệp cũng có biện pháp nhất định nhằm cải thiện tình hình nhưng chưa thật hiệu quả trong thời gian

tới doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa các biện pháp trên, đặc biệt chú trọng đến các biện pháp tăng cường bán hàng và quản lý sản xuất khoa học

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 92 - 97)