Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 65 - 67)

7 Hệ số huy động TSCĐ

2.5.3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành.

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm nhiệm vụ giảm giá thành là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Nhà máy luôn đặt ra và phấn đấu đạt được. Để đánh giá được kế hoạch giảm giá thành người ta thường dùng 2 chỉ tiêu: mức giảm giá thành và tỷ lệ giảm giá thành. Đây là 2 chỉ tiêu dùng để tính mức độ tiết kiệm của giá thành trong kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Bảng 2-20.Tập hợp các chỉ tiêu mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành Chỉ tiêu Năm 2013 KH 2014 TH 2014 Sản lượng tính giá thành (Tấn) 915,450 929,223 933,695 Giá thành đơn vị ( đ/tấn) 655,719.14 700598.6 739,857.8 Ta có công thức: - Mức hạ giá thành sản phẩm thực tế : Mtt = Qtt * ( Ztti – Z0i) (đồng) - Tỷ kệ hạ giá thành sản phẩm: Ttt = Mtt*100 (%) (Q0i *Z0i) Trong đó:

Mtt : mức hạ giá thành thực tế năm 2014 so với năm 2013. Ztti : giá thành đơn vị sản phẩm năm 2014.

Z0i: giá thành đơn vị sản phẩm năm 2013. Qtt: tổng sản lượng sản xuất năm 2014. Q0i: tổng sản lượng sản xuất năm 2013.

Ttt: tỷ lệ hạ giá thành thực tế năm 2014 so với năm 2013

Thay số liệu có được từ phần trước vào công thức trên ta được:

- Mức hạ giá thành sản phẩm năm 2014: Mtt = 933,695* (739,857.8–655,719.14) = 78,559,813,320 (đồng) - Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm: = 78,559,813,320*100 = 13.0 9 (% ) 915,450 * 655,719.14

Từ kết quả trên ta thấy, năm 2014 tổng giá thành sản phẩm tăng 78,559,813,320 đồng so với năm 2013. Tỷ lệ tăng giá thành thực tế năm 2014 là 13.09 % so với năm 2013. Qua đó thấy được tính cạnh tranh của sản phẩm xi măng của nhà máy trên thị trường giảm do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy . Đây là điều đáng lo bởi nhà máy đã không tiết kiệm được một lượng chi phí sản xuất lớn, trong khi sản xuất vẫn tăng, thu nhập của CBCNV luôn được cải thiện. Do vậy nhà máy cần có những biện pháp tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Cụ thể, nhà máy nên :

- Tổ chức khen thưởng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng thời gian hoạt động hữu ích của máy móc, tăng sản lượng, giảm giá thành sản phẩm của các cá nhân, tập thể.

- Thực hiện tốt công tác đào tạo và tái đào tạo.

- Thực hiện tốt việc bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhà máy.

- Quan tâm đến đời sống của cán bộ CNV, cải thiện điều kiện làm việc để công nhân có 1 môi trường làm việc tốt nhất.

- Ngoài ra cần tiết giảm 1 số chi phí khác như : chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp(chi phí hành chính,công tác phí, tàu xe, khách sạn…), chi phí bán hàng (chi phí vật liệu, nhiên liệu, chi phí vân chuyển, tiếp khách…).

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w