7 Hệ số huy động TSCĐ
2.4.2. Phân tích năng suất lao động.
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất hiệu quả sử dụng sức lao động. Phân tích năng suất lao động dựa trên cơ sở lý luận là các doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng tăng năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, và tạo ra tích luỹ để vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Để phân tích năng suất lao động cần tính năng suất lao động bình quân theo từng cách phân loại lao động, cũng tính năng suất lao động cho từng loại lao động cụ thể. Khi phân tích năng suất lao động bình quân cho một CNV của nhà máy để phản ánh một cách chính xác về năng suất lao động theo chỉ tiêu hiện vật và năng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá trị để xác định rõ được nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến năng suất lao động .
Qua bảng số liệu ta thấy năng suất lao động về mặt giá trị hay hiện vật năm 2014 đều tăng so với năm 2013 cụ thể là: Năng suất lao động theo giá trị năm 2014 là 2,526tr.đ/người tăng 1,402.6 trđ , tương ứng tăng 124.85% với năm 2013. Năng suất lao động về mặt hiện vật năm 2014 là 1,287.9 tấn /người tăng 171 tấn tương
ứng tăng 15.36% so với năm 2013. So với kế hoạch thì năng suất lao động theo hiện vật và theo giá trị cũng đều vượt kế hoạch đặt ra. Năng suất lao động tăng làm cho cho sản lượng xi măng sản xuất cũng tăng so với năm 2013.
Để đánh giá tác động của NSLĐ và số lượng lao động đến sản lượng sản xuất, Tác giả sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
Q11 = N11 x W11 ; Q12 = N12 x W12
Với: W11, W12: Năng suất lao động tính bằng đơn vị hiện vật năm 2013 và năm 2014, Tấn/ng - năm
Q11, Q12: sản lượng sản xuất trong năm 2013 và 2014,tấn
N11, N12: số lao động bình quân trong năm 2013 và 2014; người Q11 = 820 x 1,116.4= 915,450 tấn
Q
12 = 725 x 1,287.9 = 933,695 tấn
Ảnh hưởng của số lao động tới sự thay đổi Q:
∆QN = (N12 – N11)* W11
Thay số: ∆Q2 = ( 725 – 820)* 1,116.4 = -106,058 tấn
Ảnh hưởng của năng suất lao động tới sự thay đổi Q :
∆QW = N12 *(W12 – W11) = 725 *(1,287.9 – 1,116.4) = 124,337 tấn Cộng ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng sản lượng sản xuất:
∆Q =∆QN + ∆QW = Q12 – Q11
Thay số: ∆Q = 124,337- 106,058 = 933,695- 915,450 = 18,279 tấn Qua phân tích trên cho ta thấy :
Năng suất lao động tăng thêm 15.36% làm cho sản lượng sản xuất tăng thêm 124,337 tấn .
Khi số lượng lao động giảm đi 13.1 % ( 95 người) thì sản lượng sản xuất giảm đi 106,058 tấn.
Kết hợp lại khi năng suất lao động tăng và số lượng lao động giảm xuống thì vẫn làm cho sản lượng sản xuất của toàn nhà máy tăng thêm 18,279 tấn.
Trong đó nhân tố năng suất lao động là nhân tố chủ yếu tác động tới sự tăng lên của tổng sản lượng sản xuất.
Bảng2-17. Phân tích năng suất lao động
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 So sánh So sánh TH2014/TH2013 TH2014/KH201 4 KH TH ± % ± (%) 1 Sản lượng sản xuất Tấn 915,450 929,223 933,695 18,245 1.99 4,472 0.48 2 Tổng doanh thu Trđ 921,161 1,505,350 1,831,315 910,813 98.01 320,811 22.1 3 Tổng số CNV Người 820 750 725 -95 -11.59 -25 -3.33 4 Năng suất lao động a Theo hiện vật Tấn/người 1,116.4 1,239 1,287.9 171 15.36 49 3.95 b Theo giá trị Trđ/người 1,123.4 2,007 2,526 1,402.6 124.85 519 25.86