Phân tích cơ cấu và chất lượng lao động.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 54 - 56)

7 Hệ số huy động TSCĐ

2.4.1.2.Phân tích cơ cấu và chất lượng lao động.

Chất lượng lao động là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới. Chất lượng lao động cao là tiền đề cho việc tăng năng suất lao động. Đồng thời, chất lượng lao động cao và cơ cấu lao động hợp lý góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cơ cấu lao động của nhà máy được trình bày ở bảng 2-14

Qua số liệu ở bảng 2-14 cho thấy:

Trong năm 2014 chỉ có số lượng công nhân sản xuất tăng 50 người tương đương 1.11% so với năm 2013. Lao đông phổ thông lại giảm 115 người tương đương 52.3% so với năm 2013, đây là mức giảm khá là cao , ngoài ra cán bộ quản lý và nhân viên cũng giảm với mức giảm lần lượt là 8.3% và 27.8%.

Trong tổng số lao động của nhà máy thì công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2014 là 69% tăng so với năm 2013 là 54.9%. Sau đó là lao động phổ thông năm 2014 chiếm 14.5%,có giảm so với năm 2013 song vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động ; Cán bộ quản lí tuy năm 2014 giảm 5 người so với 2013 song trong cơ cấu lao động lại tăng nhẹ. Sự tăng giảm này do nhu cầu sử dụng lao động ở mỗi bộ phận có sự thay đổi, cắt giảm số công nhân cho phù hợp với khối lượng công việc, điều này làm giúp giảm chi phí lao động mà kết quả công việc vẫn có hiệu quả.

Trong năm 2014 , nhà máy càng nâng cao chất lượng lao động , qua đào tạo, kèm cặp có thêm nhiều công nhân sản xuất có tay nghề từ những lao động phổ thông, giảm thiểu những lao động có tay nghề thấp ,từ đó bổ sung cho nhà máy nguồn lao động chất lượng cao từ chính những người công nhân cua nhà máy mình.

Bảng 2-14. Phân tích cơ cấu lao động toàn nhà máy

ĐVT: người TT Danh mục Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 số lượng % Số lượng % ± % 1 Cán bộ quản lý 60 7.3 55 7.6 -5 -8.3 2 Nhân viên 90 11.0 65 9.0 -25 -27.8

3 Công nhân sản xuất 450 54.9 500 69.0 50 11.1 4 Lao động phổ thông 220 26.8 105 14.5 -115 -52.3

Tổng 820 100 725 100 -95 -11.6

Ngoài ra ta có chất lượng lao động theo độ tuổi được cho ở bảng 2-15

Bảng 2-15. Phân tích chất lượng lao động theo độ tuổi toàn nhà máy. ĐVT: người TT Tuổi đời Năm 2013 Năm 2014 2014/2013So sánh Số lượng % lượngSố % ± % 1 < 25 tuổi 150 18.29 114 15.72 -36 -24 2 25 - 34 tuổi 490 59.76 449 61.93 -41 -8.37 3 35 - 44 tuổi 110 13.41 105 14.48 -5 -4.55 4 45 - 55 tuổi 50 6.10 42 5.79 -8 -16 5 > 55 tuổi 20 2.44 15 2.07 -5 -25 Tổng 820 100 725 100 -95 -11.59

Qua bảng trên ta thấy: Vì tổng lao động của nhà máy giảm một số lượng đáng kể ,cho nên hầu hết lao động ở các lứa tuổi đều giảm,chỉ khác nhau ở mức độ. Lao động có độ tuổi dưới 25 tuổi giảm đáng kể so với năm 2013 là 24%, số lao động này thường là những lao động phổ thông ở địa phương,không qua trường lớp đào tạo nào,đồng thời đây cũng là độ tuổi chưa trưởng thành cho nên “ nhảy việc,bỏ việc” rất hay xảy ra ; Trong khi đó lao động có độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi và độ tuổi từ 35-44 tuổi lại giảm không nhiều với năm 2013 ,lần lượt giảm 41 người, tương đương là 8.37% và 5 người tương ứng 4.55%.Điều này cho thấy công ty đang chú trọng vào lao động trong độ tuổi sung mãn ,ổn định chín chắn và giảm bớt những lao động sức yếu ,những người chưa có tính ổn định cao.Từ 45-55 tuổi giảm 16% và từ 55 tuổi trở lên giảm 25%.Như vậy những lao động có độ tuổi cao nhà máy đang cắt giảm để làm không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Trình độ lao động là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Ta có bảng 2-16.

Bảng 2-16.Phân tích chất lượng lao động theo trình độ

ĐVT: người Trình độ Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 Số lượng % Số lượng % ± % Thạc sĩ 4 0.49 5 0.69 1 25 Đại học 120 14.63 125 17.24 5 4.17 Cao đẳng 131 15.98 145 20 14 10.69 Trung cấp 145 17.68 155 21.38 10 6.9 Công nhân kỹ thuật 420 51.22 295 40.69 -125 -29.76 Tổng cộng 820 100 725 100 -95 -11.59

Qua bảng trên ta thấy: Qua bảng trên ta thấy công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn với 40.69% năm 2014. Lao động có trình độ đại học và cao đẳng cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu lao động với mức lần lượt là 17.24% và 20%.Điều này cho thấy trình độ của cán bộ CNV của nhà máy là tương đối cao, có thể đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và làm chủ được công nghệ sản xuất. Như vậy, có thể thấy nhà máy luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ và tay nghề. So với năm 2013 thì lao động có trình độ cao đẳng đại học tăng 19 người, tương đương 14.86%, đây là con số tăng khá đáng kể. Lao động có trình độ trung cấp tăng 10 người, tương đương 6.9% so với năm 2013. Công nhân kĩ thuật lại giảm cũng khá đáng kể với mức giảm là 29.76%. Như vậy năm 2014 trình độ lao động của nhà máy có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực ,nhà máy cần phát huy hơn nữa để nâng cao trình độ tay nghề của các cán bộ kĩ thuật cũng như lao động toàn nhà máy.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 54 - 56)