Phân tích tình hình sản xuất theo thời gian.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 27 - 37)

Bảng 2-3. Phân tích tình hình sản xuất theo thời gian của nhà máy

ĐVT: tấn Qúy Tháng Năm2013 Năm 2014 TH 2014/TH2013 TH 2014/KH2014 KH TH ± % ± % I 1 73,609 74,012 77,123 3,514 4.77 3,111 4.20 2 75,980 77,980 78,000 2,020 2.7 20 0.03 3 78,161 78,158 80,966 2,195 2.81 2,192 2.80 Tổng 227,750 230,150 231,089 3,339 1.47 939 0.41 II 4 79,019 82,101 90,000 10,981 9.30 7,899 7.31 5 85,450 87,015 91,916 6,466 6.06 4,901 3.18 6 76,516 75,982 71,093 -5,423 -5.86 -4,889 -6.43 Tổng 240,985 245,098 248,009 7,024 3.04 2,911 1.19 III 7 64,111 65,090 60,115 -4,004 -4.69 -5,025 -4.11 8 69,980 71,785 61,320 -8,340 -11.9 -10,465 -14.8 9 74,249 75,070 76,119 870 1.17 49 0.07 Tổng 208,340 211,945 206,554 -2,234 -1.07 -4,451 -2,1 IV 10 76,440 75,610 77,980 1,540 2.01 2,370 3.13 11 77,245 78,330 79,080 1,835 2.38 750 0.96 12 84,690 88,090 89,983 5,321 6.28 1,937 2.19 Tổng 238,375 242,030 245,043 7,668 3.2 3,013 1.24 Cả năm 915,450 929,223 933,695 18,245 2 4,472 0.48

Qua bảng trên ta thấy : Nhìn chung tổng sản lượng sản xuất của nhà máy năm 2014 đạt 933,695 tấn và tăng so với cùng kỳ năm 2013( tăng 18,245 tấn tương ứng tăng 2%) cũng như so vơi chỉ tiêu kế hoạch tăng 4,472 tấn tương ứng tăng 0.48%. Cho thấy nhà máy đang phát triển theo chiều hướng tốt do cải tiến được trang thiết bị , đầu tư tài sản cố định , mở rộng được quy mô sản xuất. Tuy nhiên trong các thời kỳ của năm lại tăng giảm không đồng đều. Cụ thể:

- Sản lượng sản xuất quý II năm 2014 chiếm tỉ trọng nhiều nhất,và cũng tăng nhanh thứ hai ,năm 2014 đạt 248,009 tấn , tăng 7,024 tấn tương ứng tăng 3.04% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó còn tăng 1.2% so với kế hoạch đề ra tương ứng tăng 2,911 tấn. Trong quý II sản lượng hầu hết đều tăng qua các tháng , chỉ có tháng 6 sản lượng sản xuất giảm đi hẳn 5,423 tấn , tương ứng giảm 5.86 % so với năm 2013 và gảm 6.43% so với kế hoạch đề ra

- Sản lượng sản xuất quý IV năm 2014 lại tăng nhanh nhất, tăng 7,668 tấn tương ứng tăng 3.2% so với năm 2013. So với kế hoạch thì sản lượng sản xuất cũng

tăng , tăng 1.24% tương ứng tăng 3,013 tấn. Tất cả các tháng trong quý IV sản lượng đều tăng so với năm 2013 cũng như so với kế hoạch.

- Sản lượng sản xuất quý I tăng nhanh thứ 3, tăng 3,339 tấn tương ứng tăng 1.47% so với năm 2013 và tăng 0.41% so với kế hoạch.Tât cả các tháng trong quý có sản lượng sản xuất đều tăng và vượt kế hoạch đặt ra.

- Sản lượng trong quý III giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, giảm 2,234 tấn tương ứng giảm giảm 1.07% so với năm 2013 và giảm 2.1% so với kế hoạch. Hầu hết các tháng sản lượng đều giảm , giảm mạnh nhất là tháng 8, giảm 8,340 tấn tương ứng giảm 11.9% so với năm 2013. Sở dĩ có sự giảm sản lượng sản xuất trong các tháng 6,7,8 vì đây là các tháng mùa mưa trong năm . Mùa mưa gây khó khăn từ việc cung ứng nguyên vật liệu ,sản xuất sản phẩm cho đến công tác tiêu thụ. Nhu cầu sử dụng sản phẩm cũng giảm trong mùa mưa do đặc thù tính chất của ngành xây dựng.

Tuy sản lượng quý III giảm nhưng nhìn chung tổng thể sản lượng trong năm của nhà máy vẫn tăng. Đó là một điều rất tốt trong sản xuất của nhà máy .

2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nó quyết định lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để doanh nghiệp thu hồi lại được các chi phí sản xuất và có lợi nhuận từ đó làm nhiệm vụ đối với xã hội và tái sản xuất cũng như đảm bảo thu nhập cho người lao động.

2.2.2.1.Phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ

Tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm trong năm 2014 so với kế hoạch đề ra và năm 2013 của Nhà máy xi măng Công Thanh được biểu hiện thông qua bảng 2-4.

Bảng 2-4.Phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ

ĐVT:tấn Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 TH 2014/ TH2013 TH 2014/KH2014 KH TH ± % ± % Sản lượng sản xuất 915,450 929,223 933,695 18,245 2.0 4,472 0.48 Sản lượng tiêu thụ 890,450 920,098 921,961 31,511 3.54 1,863 0.2 Tỷ lệ tiêu thụ (%) 97.27 99.02 98.74 1.47 1.52 -0.27 -0.28 Trong năm vừa qua công Nhà máy xi măng Công Thanh đã hoàn thành vượt

mức kế hoạch tiêu thụ đề ra và cao hơn mức tiêu thụ năm 2013, được thể hiện rõ nét qua :

Sản lượng sản phẩm sản xuất năm 2014 là 933,695 tấn ,tăng so với năm 2013 là 18,245 tấn, tương đương 2% và tăng so với kế hoạch là 4,472 tấn, tương đương 0.48%.Chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang đẩy mạnh công tác sản xuất do nhu cầu tiêu thụ hàng ngày càng tăng ,và do sự nâng cao về khoa học kỹ thuật mà năng suất lao động cũng tăng lên.

Sản lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2014 là 921,961 tấn, tăng 31,511 tấn, tương đương 3.54% so với năm 2013 và tăng so với năm kế hoạch là 1,863 tấn, tương đương 0,2%.

Sự tăng sản lượng tiêu thụ là do nhu cầu thị trường tăng lên, do chất lượng xi măng tăng hoặc giá thành hợp lý nên thu hút người tiêu dùng. Cùng đó là công tác marketing tốt ,nhà máy tạo được quan hệ làm ăn tốt với các khách hàng lớn. Đây là điều đáng mừng doanh nghiệp cần phát huy điều này.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tiêu thụ, dựa vào số liệu ở bảng trên ta thấy tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ so với xi măng sản xuất năm 2013 là 97.27% chứng tỏ tốc độ tiêu thụ của nhà máy là tương đối cao,nhà máy cần có một lượng tồn kho tương đối để đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu tiêu dùng. Trong năm 2014, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ so với sản phẩm sản xuất tăng lên bằng 98.74% tăng 1.52% so với năm 2013 nhưng lại giảm 0.28% so với kế hoạch. Chứng tỏ Nhà máy đã có bước tiến trong tiêu thụ sản phẩm ,sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó,giảm tình trạng ứ đọng hàng hóa tồn kho làm giảm thiểu các chi phí liên quan cũng như góp phần làm tăng doanh thu ,lợi nhuận của nhà máy.

Qua phân tích đánh giá trên cho thấy sản lượng sản xuất đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng so với năm trước và hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra cho tiêu thụ.

2.2.2.2.Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng

Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng nhằm đánh giá sự cân đối chung đồng thời thấy được mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất việc đáp ứng nhu cầu thị trường về mặt hàng đó.

Bảng 2-5.Phân tích tình hình tiêu thu theo mặt hàng

ĐVT :tấn Loại sản phẩm Năm2013 Năm 2014 TH 2014/TH2013 TH 2014/KH2014 KH TH ± % ± % - PC 30 94,120 93,040 88,546 -6,426 -6.38 -5,430 -5.8 - PC40 129,980 130,289 131,235 2,255 1.71 1,076 0.77 - PCB30 200,140 210,751 198,311 -2,171 1.04 -12,873 -6.07 - PCB40 467,330 470,058 483,415 16,085 3.43 13,432 2.85 TỔNG 890,450 920,098 921,961 31,511 3.54 1,863 0.2

Qua bảng trên cho thấy nhìn chung sản lượng tiêu thụ tăng, sản lượng tiêu thụ năm 2014 là 921,098 tấn, tương ứng tăng 3.54% so với năm 2013 và tăng 0.2% so với kế hoạch. Sản lượng tiêu thụ tăng do nhà máy đã có những cải thiện trong chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh công tác marketing, bán hàng tốt hoặc có giá bán phù hợp với người tiêu dùng...vv.

Trong đó sản lượng xi măng PCB 40 tiêu thụ tăng nhiều hơn so với các loại khác: lượng xi măng PCB 40 tiêu thụ năm 2014 là 483,415 tấn ,tăng 16,085 tấn, tương ứng tăng 3.43% so với năm 2013; và tăng 13,432 tấn, tương ứng tăng 2.85% so với kế hoạch đề ra. Tiếp theo đó là sản lượng tiêu thụ xi măng PC 40 tăng 2,255 tấn ,tương ứng tăng 1.71% so với năm 2013 , và tăng 1,076 tấn ,tương ứng 0.73% so với kế hoạch đề ra;

Nhưng cũng trong năm sản lượng tiêu thụ xi măng PC 30 và PCB 30 lại giảm xuống : sản lượng PC30 tiêu thụ giảm 6,426 tấn ứng với 6.38 % so với năm 2013, và giảm 5.8% so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do mặt hàng PC30 và PCB 30

có tính năng chịu áp lực kém hơn hai loại trên cho nên nhu cầu về hai mặt hàng này giảm mạnh qua các năm. Nhà máy cũng giảm dần sản suất xuống mức thấp ,thường thì khi có đơn đặt hàng mới sản xuất.

Từ các nhận xét trên cho thấy tình hình tiêu thụ theo mặt hàng của nhà máy là không đều nhau. Điều này là do có sự không đông bộ ở khâu sản xuất và khâu tiêu thụ,đồng thời cũng do yếu tố khách quan tất yếu đó là nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy trong những năm tới nhà máy cần đẩy mạnh việc tiêu thụ mặt hàng xi măng PCB 40 và PC 40 vì đây sẽ là mặt hàng mang lại doanh thu lớn cho nhà máy; đồng thời cần có những biện pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ cho những mặt hàng còn đang yếu kém.

2.2.2.3.Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng

Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng là nghiên cứu sự phân bố sản lượng tiêu thụ theo loại mặt hàng, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng tới khách hàng của công ty. Số liệu được phân tích trong bảng 2-6.

Qua bảng : ta thấy đối tượng khách hàng của nhà máy khá là đa dạng , khách hàng chủ yếu của nhà máy là công ty TNHH xi măng Công Thanh , đây là nhà phân phối lớn nhất của nhãn hiệu xi măng này vơi doanh thu thu về năm 2014 là 119,187,265,009đ tương ứng 17.27%, năm 2013 chiếm 19.1%. Tuy tỉ trọng năm 2014 có giảm ,song doanh thu thu đc từ công ty này vẫn tăng so với năm 2013 là 24,060,277,909đ tương ứng tăng 25.29%.

Khách hàng lớn tiếp theo là Nhà máy học hóa dầu Nghi Sơn, thu về cho nhà máy là 102,135,343,209đ tương ứng 14.8%, Đây cũng là một nguồn thu khá lớn cho nhà máy ,dự án khá dài bắt đầu khởi công ngay từ khi nhà máy mới bắt đầu thành lập hai bên đã hơp tác với nhau cho tới tận bây giờ , tuy nhiên nhà máy cũng nên tìm kiếm các đối tác làm ăn mới khi mà dự án kết thúc; ngay sau đó là Cty CP xây dựng Long Hải với 98,154,667,353đ thu về ứng với 14.23%, là một trong những công ty xây dựng có quy mô lớn của tỉnh là đối tác làm ăn uy tín ,lâu dài của nhà máy . Qua năm 2014, ngoài những khách hàng lớn nhà máy có một số khách hàng rất đáng chú ý , có % doanh thu tăng vượt bậc so với năm trước ,đó là : Đáng chú ý nhất đó là Công ty TNHH SX & TM Đạt Thành Phát , năm 2013 doanh thu thu về từ đối tác này là 950,309,435đ ,ứng với 0.19 % tổng doanh thu, nhưng sang năm 2014 con số này lên tới 7,209,233,450 đ, chiêm 1.04% tổng doanh thu . Tức là tăng 6,258,924,015 đ ứng với 658.62% , đây là một sự tăng lên ngoạn mục, con số rất

đáng chú ý. Đối tác này với việc kinh doanh làm ăn ngày càng phát đạt thì nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào cũng tăng cao và cần sự ổn định ,do đó đã trở thành đối tác tin cậy ,hợp tác lâu dài với nhà máy ; Tiếp theo đáng kể đến nữa là Doanh nghiệp tư nhân Thủy Lành , tuy chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh thu thu về cho nhà máy , song sự tăng lên chóng mặt về nguồn thu từ khách hàng này cho nhà máy lại đứng vị trí số 1 trong tổng số khách hàng của nhà máy . Năm 2013 con số thu về là 250,098,376 đ ,chiếm 0.05% tổng doaanh thu, sang tới năm 2014 tăng lên là 5,270,887,222 chiếm 0.76% tổng doanh thu . Như vậy sau một năm nguồn thu về từ đối tác này tăng 5,020,088,846đ ứng với 2,007.25% ...Đây là những khách hàng tiềm năng của nhà máy trong thời gian tới, nhà máy cần tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với những đối tác này (như là: có những chính sách ưu đãi, chiết khấu khi thanh toán ...).

Doanh thu từ những khách hàng lớn này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, cho thấy niềm tin của khách hàng dành cho những sản phẩm của nhà máy ngày càng tăng , nhà máy ngày càng tạo được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với đối tác , giữ vững được thị phần .

Trong thời buổi kinh tế khó khăn để đạt được mức doanh thu tiêu thụ ổn định của từng khách hàng như vậy cũng là một thành công lớn của nhà máy , nhà máy đã cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được sự đòi hỏi khắt khe của thị trường, nhà máy cũng cần phải có những chế độ đãi ngộ khách hàng hợp lý để có thể nâng cao được doanh thu tiêu thụ.

Ngoài ra Nhà máy còn rất nhiều khách hàng khác từ những công ty lớn nhỏ cho tới khách hàng cá nhân ; Tuy doanh thu còn nhỏ hơn so với những đối tác lớn, cũng mang lại cho nhà máy nguồn thu đáng kểcho nhà máy . Trong đó có những khách hàng doanh thu tăng nhưng không nhiều , có trường hợp doanh thu đã giảm đi. Thì nhà máy cần phải có những chính sách thay đổi để giữ chân khách hàng cũ, hoặc đẩy mạnh công tác marketing tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới.

Bảng 2-6.Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng của nhà máy năm 2013-2014

ĐVT :đồng

STT Khách hàng

Doanh thu tiêu thụ theo khách hàng So sánh năm 2014/2013 Năm 2013

Tỉ

trọng Năm 2014

Tỉ

trọng ± %

1 Cty TNHH xi măng Công Thanh 95,126,987,100 19.10 119,187,265,009 17.27 24,060,277,909 25.29 2 Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn 90,100,910,876 18.09 102,135,343,209 14.80 12,034,432,333 13.36 3 Cty CP xây dựng Long Hải 88,211,720,119 17.71 98,154,667,353 14.23 9,942,947,234 11.27 4 Nhà máy nhiệt điện Công Thanh 42,901,449,390 8.61 46,198,290,222 6.70 3,296,840,832 7.68 5 Nhà máy dầu ăn Hải Hà 13,890,300,299 2.79 13,165,292,266 1.91 -725,008,033 -5.22 6 Nhà máy gang thép Nghi Sơn 4,128,568,109 0.83 5,109,290,367 0.74 980,722,258 23.75 7 Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 10,290,220,045 2.07 12,236,180,332 1.77 1,945,960,287 18.91 8 Cty TNHH Thế Chinh 2,090,116,550 0.42 2,230,277,287 0.32 140,160,737 6.71 9

Cty TNHH SX & TM

Đạt Thành Phát 950,309,435 0.19 7,209,233,450 1.04 6,258,924,015 658.62 10 Cty CP TM & DV Sơn Đạt 506,109,290 0.10 1,603,156,309 0.23 1,097,047,019 216.76 11 Cty CP HCVL Điện Thanh Hóa 120,109,111 0.02 100,280,567 0.01 -19,828,544 -16.51 12 Cty CP TM & DV Bình Lâm 659,109,555 0.13 700,109,565 0.10 41,000,010 6.22 13 Cty TNHH XD&TM vận tải SơnHải 16,990,120,545 3.41 28,291,222,430 4.10 11,301,101,885 66.52

14 Vũ Văn Hiệp 90,670,390 0.02 91,267,189 0.01 596,799 0.66

15 Cty TNHH MTV XD&TM SeVa 11,120,560,230 2.23 43,298,644,509 6.28 32,178,084,279 289.36 16 Trần Kim Anh 103,290,450 0.02 104,256,221 0.02 965,771 0.94 17 Cty TNHH Khôi Minh 130,116,980 0.03 150,398,209 0.02 20,281,229 15.59 18 Lương Ngọc Khoa 82,145,687 0.02 404,287,309 0.06 322,141,622 392.16 19 Trần Văn Khu 201,570,690 0.04 230,176,298 0.03 28,605,608 14.19 20 Nguyễn Anh Thư 182,309,005 0.04 220,276,119 0.03 37,967,114 20.83

21 Cty TNHH TM Tài Linh 856,304,230 0.17 900,298,365 0.13 43,994,135 5.14 22 Cty TNHH Vũ Long 900,120,556 0.18 1,209,287,277 0.18 309,166,721 34.35 23 DNTN Hiếu Anh 800,128,009 0.16 825,276,354 0.12 25,148,345 3.14 24 Cty TNHH DV TM & XD Phước Xuân 17,012,450,920 3.42 30,176,287,099 4.37 13,163,836,179 77.38 25 Cty CP Phát triển Quang Dương 3,014,579,200 0.61 5,298,277,654 0.77 2,283,698,454 75.76 26

Cty TNHH XD TM DC TH

Thăng Long 20,098,128,345 4.03 28,298,277,209 4.10 8,200,148,864 40.80 27 Trương Như Tân 12,908,334,550 2.59 15,998,276,266 2.32 3,089,941,716 23.94 28 Nguyễn Quốc Toản 9,820,120,967 1.97 10,298,277,209 1.49 478,156,242 4.87 29 Cty TNHH TM & XD Việt Phương Đông 5,809,356,609 1.17 17,298,100,909 2.51 11,488,744,300 197.76 30 Vũ Dương Tuấn 120,908,250 0.02 130,288,190 0.02 9,379,940 7.76 31 Lê Thị Thìn 340,098,345 0.07 350,298,177 0.05 10,199,832 3.00 32 Cty TNHH TM TH Thống Hảo 13,130,657,309 2.64 16,288,245,298 2.36 3,157,587,989 24.05 33 DNTN Thủy Lành 250,098,376 0.05 5,270,187,222 0.76 5,020,088,846 2,007.25

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w