Phân tích tình trạng của máy móc thiết bị.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 50 - 52)

7 Hệ số huy động TSCĐ

2.3.3.Phân tích tình trạng của máy móc thiết bị.

Phân tích tình trạng của máy móc thiết bị cho phép nhà máy biết được tình trạng chung của máy móc thiết bị mà mình đang quản lý và sử dụng, khả năng đáp ứng của các máy móc thiết bị cho nhu cầu sản xuất ở hiện tại và trong năm sản xuất tiếp theo. Trên cơ sở của những phân tích về tình trạng hao mòn TSCĐ Nhà máy sẽ có cơ sở để xây dựng kế hoạch sửa chữa TSCĐ và đầu tư các trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất.

Tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị được đánh giá thông qua tỷ lệ hao mòn và tỷ lệ giá trị còn lại của máy móc thiết bị.

Công thức tính tỷ lệ hao mòn của TSCĐ:

Thm = *100%; % (2-10)

Công thức tính hệ số giá trị còn lại TSCĐ:

Hcl = 1 - Hhm ; % (2-11)

Bảng phân tích 2-12 cho thấy: Tỷ lệ hao mòn của TSCĐ vô hình là đạt 0.98%. Nhóm TSCĐ hữu hình có tỷ lệ hao mòn là 23,9% ; Trong đó : nhóm nhà cửa có tỉ lệ hao mòn cao nhất trong năm ,đạt 27.49%,vật kiến trúc là 25.62%, nhóm thiết bị động lực là 9.93%, nhóm thiết bị dụng cụ quản lý có tỷ lệ hao mòn đạt 26.12%, nhóm phương tiện vận tải - thiết bị truyền dẫn có tỷ lệ hao mòn là 21.73%,

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy: tình trạng TSCĐ của nhà máy là hợp lý, bình quân sử dụng chưa được một nửa thời gian sử dụng kinh tế. Với thời gian sử dụng như vậy thì TCSĐ vẫn còn tương đối tốt, có rất nhiều tài sản cố định còn mới nguyên chưa được đưa vào sản xuất . Nhà máy cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ như tận dụng thời gian và công suất sử dụng TSCĐ. Bên cạnh đó, nhà máy cũng cần bổ sung, thay thế những TCSĐ đã cũ, sử dụng kém hiệu quả, từng bước đầu tư đồng bộ hóa thiết bị.

Bảng 2-12.Phân tich tình trạng kỹ thuật máy móc, thiết bị

STT Chỉ tiêu Nguyên giá

Tỷ trọng (%) Hao mòn lũy kế Tỷ trọng (%) Giá trị còn lại Tỷ trọng (%) Tỷ lệ hao mòn (%) I TSCĐ hữu hình 4,894,093,276,476 98.28 1,169,816,076,517 99.93 3,724,277,199,959 97.77 23.9 1 Nhà cửa 1,853,946,337,720 37.23 509,571,672,970 43.53 1,344,374,664,750 35.29 27.49 2 Vật kiến trúc 679,000,276,012 13.63 173,962,736,588 14.86 505,037,539,424 13.26 25.62 3 Thiết bị động lực 313,165,540,000 6.29 31,098,281,100 2.66 282,067,258,900 7.40 9.93 4 - Thiết bị truyền dẫn 91,287,398,209 1.83 9,165,481,276 0.78 82,121,916,933 2.16 10.04 5

Thiết bị sản xuất, xây

dựng,quản lí 1,504,292,272,465 30.21 392,919,677,233 33.56 1,111,372,595,232 29.18 26.12 6 - Thiết bị vận tải 454,293,090,000 9.12 53,098,227,350 4.54 401,194,862,650 10.53 11.69 II TSCĐ khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00 III TSCĐ vô hình 85,109,287,090 1.71 830,970,718 0.07 84,278,316,372 2.21 0.98 Tổng số TSCĐ 4,979,862,870,551 100 1,170,647,047,235 100 3,809,215,823,316 100 23.51 ĐVT: đồng

2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương.

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Đây là một yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người. Do vậy, việc phân tích lao động và tiền lương có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 50 - 52)