CÂN ĐỐI LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 75 - 77)

- Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lạ

CÂN ĐỐI LÝ THUYẾT

BNV = ATS [I + II + IV + V(1,2)] + BTS [II + III + IV + V(1)]

Bảng 2-23

Diễn giải Vốn chủ sở hữu Tài sản ban đầu Chênh lệch 1. Đầu năm 1,337,002,758,595 4,179,680,310,765 -2,842,677,552,170 2. Cuối năm 1,430,593,541,585 6,778,660,446,450 -5,348,066,904,865

Theo quan điểm này, tài sản ban đầu (gồm tài sản ngắn hạn ban đầu và tài sản dài hạn ban đầu) của doanh nghiệp được hình thành trước hết bằng nguồn vốn chủ ở hữu, nghĩa là dùng số vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ tài sản ban đầu phục vụ hoạt động kinh doanh. Số tài sản ban đầu được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu không bao gồm tài sản trong thanh toán ( các khoản bị chiếm dụng). Từ mối quan hệ này, có cân đối lý thuyết 1.

Cân đối lý thuyết thứ nhất cho thấy vế trái < vế phải: Như vậy trong năm 2014 để đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu kinh doanh, nhà máy đã phải đi vay hay nói cách khác là đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài là 2,842,677,552,170 đồng.

Qua cân đối lý thuyết 1 cho thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy tính đến ngày 31/12/2014 không đủ để trang trải cho số tài sản cần thiết của nhà máy. So với thời điểm đầu năm thì thời điểm cuối năm nhu cầu về tài sản cần thiết của doanh nghiệp tăng cao mà vốn chủ sở hữu lại tăng không đáng kể làm cho nhà máy càng bị thiếu hụt vốn.

Điều này đòi hỏi nhà máy phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài để trang trải cho phần thiếu này. Và những nguồn vốn vay hợp pháp sẽ được nhà máy sử dụng trước. Từ đó có cân đối lý thuyết 2.

BNV+ANV[(I(1)+II(4)] = ATS[I+II+IV+V(1, 2)]+BTS[II+III+IV+V(1)]

Bảng 2-24

1. Đầu năm 1,450,330,112,047 4,179,680,310,765 -3,094,168,328,914 2. Cuối năm 1,597,485,528,865 6,778,660,446,450 -5,181,555,550,585

Cân đối 2 phản ánh mức độ đáp ứng đồng thời của cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay với việc hình thành các tài sản ngắn hạn và dài hạn cần thiết của doanh nghiệp. Qua cân đối 2 cho thấy: Mặc dù phải huy động cả vốn vay hợp pháp nhưng doanh nghiệp cũng không đủ đáp ứng cho nhu cầu về tài sản cần thiết bị thiếu hụt ở cân đối 1. Do đó, DN bù đắp phần vốn thiếu còn lại bằng nguồn chiếm dụng. Mức độ thực chiếm dụng vốn của nhà máy được thể hiện trong cân đối 3.

CÂN ĐỐI LÝ THUYẾT 3

BNV + ANV[I(1), II(4)] - {ATS(I+II+ IV+V(1,2)] + BTS[II+III+IV+V(1)]}= ATS[III+V(3,4)] + BTS[I+V(2,3)] - ANV[I(2-:-10)+ II(1,2,3,5,6,7)] = ATS[III+V(3,4)] + BTS[I+V(2,3)] - ANV[I(2-:-10)+ II(1,2,3,5,6,7)]

Bảng 2-25 Diễn giải

NVCSH+ Vốn vay hợp pháp-TS ban

đầu TS trong thanh toán-NV trong thanh toán Chênh lệch 1. Đầu năm -3,094,168,328,914 -3,094,168,328,914 0 2. Cuối năm -5,181,555,550,585 -5,181,555,550,585 0

Cân đối này cho thấy số vốn mà nhà máy đi chiếm dụng đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả. Hay nói cách khác, nó cho biết số vốn mà nhà máy chiếm dụng hoặc thực sự bị chiếm dụng tại thời điểm phân tích.

Tình trạng doanh nghiệp đi chiếm dụng đầu năm là 3,094,168,328,914 đ và cuối năm là 5,181,555,550,585 đồng. Cho thấy số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng được rất là lớn .

Như vậy, qua 3 cân đối cho thấy: Vốn chủ sở hữu của nhà máy chỉ đáp ứng đủ một phần nhỏ cho nhu cầu tài sản cần thiết ban đầu phục vụ kinh doanh. Và doanh nghiệp đã phải huy động từ những nguồn khác nhau bao gồm nguồn vốn vay hợp pháp và đi chiếm dụng trong thanh toán. Tuy nhiên việc đi vay vốn quá nhiều hay đặc biệt là vốn chiếm dụng tạo ra khó khăn cho nhà máy trong công tác thanh toán, bởi tài sản của nhà máy chủ yếu là tài sản dài hạn (những tài sản có tính thanh khoản kém). Nhu cầu tài sản cần thiết ban đầu tại thời điểm cuối năm cao hơn đầu năm buộc nhà máy phải đi vay và chiếm dụng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Công Thanh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w