Tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của Nhà n−ớc đối với nhiệm vụ xây dựng nền biên phòng toàn dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới (Trang 73 - 75)

. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr

3.2- Tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của Nhà n−ớc đối với nhiệm vụ xây dựng nền biên phòng toàn dân

của Nhà n−ớc đối với nhiệm vụ xây dựng nền biên phòng toàn dân

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là chân lý đã đ−ợc khẳng định cả về lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng n−ớc ta.

Xây dựng nền BPTD là một nhiệm vụ của chiến l−ợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đó là nhiệm vụ th−ờng xuyên, trọng yếu của Đảng và Nhà n−ớc, cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Thực tiễn quản lý, BVBG, vùng biển đã khẳng định nhiệm vụ quản lý, BVBG quốc gia rất toàn diện, có nhiều ngành, nhiều lực l−ợng cùng tham gia theo chức năng, nhiệm vụ đ−ợc Nhà n−ớc giao. Nhiệm vụ đó luôn bị chi phối, tác động bởi các nhân tố nhất là diễn biến tình hình trên các tuyến biên giới, vùng biển.

74

Tình hình biên giới trong thời gian tới đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, nh−: tình hình an ninh chính trị ch−a thật ổn định vững chắc ở một số địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… công tác phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc, Việt Nam- Campuchia còn nhiều khó khăn; kinh tế ở KVBG còn chậm phát triển, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ biên phòng còn hạn chế. Do đó, phải không ngừng tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà n−ớc để bảo đảm cho nền BPTD phát huy tốt tác dụng trong sự nghiệp BVBG của đất n−ớc.

Đảng và Nhà n−ớc đã có nhiều ch−ơng trình đầu t− phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội miền núi, hải đảo nh−: Ch−ơng trình 133, 135, Ch−ơng trình xoá mù chữ, Chỉ thị 15/1998/2000 của Thủ t−ớng Chính phủ về tăng c−ờng chỉ đạo phát triển kinh tế- xã hội, củng cố QP- AN ở các xã biên giới, hải đảo; Chiến l−ợc phát triển kinh tế Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Trong những năm tới cần tiếp tục chỉ đạo tốt hơn nữa về đầu t−, địa chỉ đầu t−, quản lý đầu t−, ngăn chặn thất thoát trong quản lý đầu t− các dự án vùng sâu, vùng xa không làm ảnh h−ởng đến lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà n−ớc.

Để tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà n−ớc đối với nhiệm vụ xây dựng nền BPTD, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng, xác định rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành, chính quyền địa ph−ơng, xây dựng nền BPTD vững mạnh. Cần chú trọng đầu t− xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh và ổn định. Nhà n−ớc đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về biên giới nh−: một số văn bản pháp luật cho lực l−ợng biên phòng, xây dựng biên giới, xây dựng nền BPTD. Mặt khác, phải có những văn bản pháp quy d−ới luật để quy định hoạt động của mọi tổ chức, mọi công dân về bảo vệ an ninh, trật tự biên giới. Phải đề cao vai trò vị trí của pháp luật, các quy tắc thể lệ quy định và không ngừng nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh nâng cao và có hiệu quả.Tổ chức thi hành có hiệu quả các văn bản pháp luật đã ban hành, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm quy chế biên giới và các quy định của Nhà n−ớc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở KVBG, vùng biển.

75

Nghiên cứu và kiến nghị với Đảng, Nhà n−ớc ban hành chính sách −u đãi đối với các lực l−ợng làm nhiệm vụ quản lý, BVBG, khuyến khích cán bộ, chiến sỹ các lực l−ợng vũ trang, công chức nhà n−ớc làm nhiệm vụ ở biên giới hải đảo, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ, công chức nhà n−ớc an tâm phấn khởi công tác lâu dài ở biên giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)